Cảnh ngày hè

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
6 coin

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)

Nguyễn Trãi

 

I. Tìm hiểu chung

- Xuất xứ : là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập

- Nhan đề: " Bảo kính cảnh giới "- Gương báu răn mình, nhưng nhiều bài thơ không hề răn dạy ai mà chỉ là khúc tâm tình, tâm sự của nhà thơ về con người, cuộc sống, bản thân.

- Hoàn cảnh ra đời: Căn cứ vào nội dung có lẽ lúc tác giả không được vua tin dùng, cuộc sống nhàn dật.

- Chủ đề : bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả.

II. Đọc - hiểu văn bản

1) Nội dung

a) Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên

Bức tranh tả thực rất sinh động và đầy sức sống :

+ Tính sinh động :

_Đường nét :

_ Màu sắc : Đỏ của hoa lựu, màu xanh của cây hoè, màu hồng của hoa sen

_ Âm thanh : tiếng ve dắng dỏi ,tiếng lao xao của chợ cá _ Âm thanh của làng chài

-Thời gian : cảnh vật ở cuối ngày ( lầu tịch dương) nhưng sự sống không ngừng lại

  _ Động từ : Đùn đùn ,giương ,phun ...như thôi thúc ,căng tràn không kìm lại được ,phải giương ra ,phun ra hết lớp này đến lớp khác

_ Hình ảnh đặc trưng : Thạch lựu ,sen ngát mùi

_ Cách ngắt nhịp :3/4 chứ không phải 4/3 của thơ Đường luật đã gây sự chú ý cho người đọc ,làm nổi bật cảnh vật mùa hè  :

    Thạch lựu hiên /còn phun thức đỏ

     Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương

+ Sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật :

   Tác giả đón nhận cảnh vật bằng mọi giác quan : Thị giác ,thình giác ,khứu giác và cả sự liên tưởng tinh tế

             Phun (động từ mạnh ) + Thức ( Màu vẻ ,dáng vẻ ) thì câu thơ nghiêng về trạng thái tinh thần của cảnh vật chứ không là màu sắc đơn thuần

b) Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người :

“Lao xao chợ cá làng ngý phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

- Lao xao chợ cá: âm thanh vọng lại từ phía chợ cá của làng chài

à Âm thanh đặc trưng của cuộc sống vui tươi, thanh bình

- Dắng dỏi cầm ve: tiếng ve râm ran trong chiều tà như tiếng đàn lãnh lót vang dội lên

à Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui

=> Bức tranh mùa hè sinh động và tràn đầy sức sống: có sự kết hợp của đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cuộc sống

Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.

c) Niềm khát khao cao đẹp

Câu kết (câu lục ngôn) ngắn gọn: thể hiện sự dồn nén cảm xúc cả bài.

  + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương".

+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả : luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. 

=> Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở người dân.

III. Tổng kết:

1) Nghệ thuật

- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.

- Sử dụng từ láy độc đáo : đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...

2) Ý nghĩa văn bản

Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

Khách