Cách làm bài văn lập luận giải thích

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. Đối với tục ngữ, cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. Đề yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích).

- Để tìm nghĩa một câu tục ngữ, có thể tra từ điển. Ví dụ, nếu tra Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam thì câu đó được giải thích: "Đi đây đi đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải". Giải thích như thế tuy đúng, nhưng còn vắn tắt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiểu rõ, hiểu sâu, bởi bài văn đòi hỏi giải thích nhiều mặt: từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên đến khát vọng bao đời của người nông dân sau lũy tre xanh muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.

- Để tìm ý cho bài làm, ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng hoặc: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Hãy suy nghĩ xem câu tục ngũ đó có ý nghĩa như một lời khuyên, như một lời khích lệ mọi người nên đi đây đi đó, đi đông đi tây, chống thới ở lì một nơi, thủ cựu, tự thỏa mãn hay không.

2. Lập dàn bài

a) Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.

b) Thân bài: Triển khai việc giải thích

- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn là gì? (Chú ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì đặc biệt?).

- Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết một kinh nghiệm nhận thức không? Kinh nghiệm đó là gì?

- Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn hoặc câu ca dao, tục ngữ nêu trên để thấy cái khao khát của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn thể hiện một khát vọng hiểu biết.

c) Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa còn ý nghĩa đối với hôm nay.

@782329@

3. Viết bài

a) Mở bài:

 Mở bài không chỉ giới thiệu câu tục ngữ, mà còn phải nói được nội dung sâu sắc mà mình muốn giải thích. Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau.

- Đi thẳng vào vấn đề: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt".

- Đối lập hoàn cảnh với ý thức: "Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong lũy tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

b) Thân bài: Theo dàn bài, Thân bài nê có ba đoạn.

Mỗi cách mở bài sẽ có cách viết phần Thân bài thích hợp. Đây là ba đoạn của Thân bài theo cách mở bài thứ nhất:

- Đoạn 1: "Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trước hết là đúc kết kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo dộ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc dộ trung bình, đi một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi dến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ".

- Đoạn 2: "Những tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luạt: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi xa, ta cũng biết thêm nhiều điều!

- Đoạn 3: "Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn".

c) Kết bài: "Ngày nài giao thông thuận tiện, đời sống đã khấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thỏa mãn với mình".

@783306@

4. Đọc lại và sửa chữa

Hãy đọc lại các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết chúng có phù hợp với đề bài và dàn bài không. Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.

II. Bài văn mẫu:

     Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm toig, khám phá và học hỏi, để rồi rút ra một bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha ta đã để lại. Đó cũng chính là câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" 

     Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", là một lời khuyên bổ ích, sâu sắc. Trước  hết ta phải hiểu nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ - nghĩa đen. Đi một ngày đàng có nghĩa là bỏ ra một ngày để đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường mình đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được 4,5 chục cây số, như thế là là có thể đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi như vậy, họ mới học được những điều mới lạ  mà ở xã mình, làng mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực thế của câu tục ngữ.

      Những câu tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết phải có ý nghĩ khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật. Hể đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Nhiệm vụ và mục tiêu được đề cao hàng đầu là việc học. Vì chú trognj việc học thì mới có thể phát triển được bởi "ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Nhưng học như thế nào cho vừa, cho đúng thì lại là một chuyện khó. Điều ta biết chỉ là giọt nước nhỏ, còn điều ta không biết thì lại là cả một đại dương mênh mông. Để góp phần khuyên nhủ mọi người lấy sự học làm đầu, nhà bác học Lên - nin đã đưa ra lời khuyên "Học, học nữa, học mãi". Câu nói ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ. 

     Mỗi từ trong lời khuyên của Lê - nin đều hàm chứa một ý nghĩa rất sâu sắc. Ta phải hiểu được học là gì, học nữa, học mãi là như thế nào. Học là một quá trình, một công việc, một nhiệm vụ mà mỗi chúng ta làm hàng ngày, có thể là cả cuộc đời. Đó là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy khiến thức từ thầy cô giáo và những người đi trước truyền lại nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ là dến trường mới hocjmaf người học có thể học từ khi còn nhỏ, còn trong vòng tay của bố mẹ "Học ăn, học nói, học gói, học mở", học cách cư xử trong đời sống hằng ngày qua bạn bè, qua công việc, qua sách báo và những phương tiện thông tin đại chúng. Học diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong suốt cuộc đời của con người có nghĩa là học nữa, học mãi. Học để biết, để hiểu cho thấu đáo, học để có thể thực hành được, từ đó có thể sáng tạo. Vì vậy học không giới hạn độ tưởi, thời gian hay không gian và không giới hạn cho đối tượng nào mà lafg của mọi người.

     Không phải tự dưng mà nhà nước lại đặt việc học - giáo dục của con người lên hàng đầu, mà vì việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi người, vói gia đình và sự phát triển của đất nước. Trước hết học là vì bản thân mỗi chúng ta.  Người xua đã nói " Nhân bất học bất tri lý, ấu bất học lão hàn vi" ( người không học không có tri thức, trẻ không học già sẽ nghèo khó). Đúng như vậy nếu không học chúng ta sẽ không có tri thức, không có hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, vào công việc. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp. Bởi vậy chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, mới có thể giúp đỡ gia đình và góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và nếu ai học cao hơn, rông hơn, xa hơn thì có thể vươn tới tầm cao của nhân loại. Chính vì vậy Bác Hồ đã khuyên hoc sinh - thế hệ trẻ của tương lai của đất nước: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ". Như vậy, một đát nước ấm no, hạnh phúc, phát triển theo kịp sự phát triển của thế giới, thì không có con đường nào khác là phải xem việc học là hàng đầu. Nhờ vào việc học con người con người không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn tiếp thêm sức mạnh niềm tin trong mọi công việc. Người có học sẽ tự tin trước mọi khó khăn thử thách. Người học rộng hiểu sâu sẽ có nhiều cơ hội để làm việc, để cải thiện cuộc sống. Vì vậy học rồi phải học nữa. Xã hội luôn phát triển cho nên kiến thức của nhân loại cũng ngày một nhiều lên, cho nên người học xong trương trnhf phổ thông, chuyên ngành đã làm được viecj nhưng vẫn không ngừng học, tức là học mãi. Nói tóm lại, học là nhiệm vụ chung nhưng ai cũng phải học. Còn kiến thức của nhân loại thì nhiều vô kể, con người sẽ không bao giờ học hết được và học bao nhiêu cũng không đủ. Vì vậy ta phải học suốt đời.

      Để việc học có hiệu quả thì mỗi chúng ta cần phải có phương pháp học sao cho hiệu quả. Đầu tiên, mõi người phải xác định việc học là quan trọng nhất, là nhiệm vụ phải làm, là mục tiêu hàng đầu. Ta có thể học ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc. Còn khi đến trường học sinh phải có tính tự giác học tập. Trước hết học sinh học tốt ở những bài học được thày, cô giáo chỉ bày. Sau đó, phải tự học nâng cao, chuyên sâu; cũng có nghĩa là tự học qua sách vở, qua bạn bè, học trong đời sống; học phải đi đôi với hành. Người học mang những lí thuyết vào vận dụng trong đời sống từ đó tiếp tục sáng tạo, nâng cao để cải thiện công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Khi công việc đã thuần thục con người cần phải tiếp tục tìm tòi, không ngừng sáng tạo để tạo nên niềm say mê học tập, góp phần cải thiện cuộc sống, góp phần xậy dựng đất nước. Lời khuyên của Lê - nin " Học, học nữa, học mãi " thật bổ ích. Còn nếu ai không học thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi so với xã hội đang phát triển.

     Có rất nhiều lời khuyên để hướng con người và việc học nhưng lời khuyên của Lê - nin vẫn sâu sắc nhất. Mỗi người phải xác định việc học là của mình. Ai cũng cần phải học, học để bòi dưỡng tư tưởng, đạo đức, tình cảm. Là học sinh chúng ta cần phải tranh thủ học thất tốt đừng bao giờ cho rằng học thế đã đủ, mà phải luôn nhắc nhở mình rằng " Học, phải học để trở thành những nhân tài tương lai của đất nước ". Hãy xem lời khuyên của Lê - nin là 'kim chỉ nam' cho mục đích phương hướng học tập của chúng ta. Mà quan trọng hơn cả là phải học tốt bài ọc ở trên trương, trên lớp trước khi chúng ta học được những kiến thức ngoài xã hội, trong cuộc sống.

III. Ghi nhớ

1. Muốn làm bài văn lập luận giải thích phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

2. Dàn bài:

- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

3. Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

@782923@

Khách