Các phương châm hội thoại (tiếp)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Phương châm quan hệ

1. Ví dụ 

Cho câu thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt.

❔ Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?

❔ Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?

Trả lời:

- Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.

- Nếu xuất hiện tình huống như thế thì con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.

- Bài học rút ra: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề

2. Ghi nhớ

Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).
@119352@@119510@

II. Phương châm cách thức

1. Ví dụ

VD1: Cho 2 thành ngữ sau: Dây cà ra dây muốngLúng búng như ngậm hột thị.

❔ Hai thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào?

❔ Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?

Trả lời:

- Thành ngữ thứ nhất dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. Thành ngữ thứ hai dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.

- Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Rõ ràng điều đó làm cho giao tiêp không đạt kết quả mong muốn.

- Qua đó rút ra bài học: Khi giao tiếp, cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch.

VD2: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

❔ Có thể hiểu câu trên theo mấy cách? (Chú ý: cách hiểu tùy thuộc việc xác định tổ hợp từ của ông ấy bổ nghĩa cho từ nào.).

❔ Để người nghe không hiểu lầm, phải nói như thế nào?

❔ Như vậy, trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?

Trả lời:

- Câu trên có thể được hiểu theo hai cách tùy thuộc vào việc xác định cụm từ của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định hay cho truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác).

- Thay vì dùng câu trên, tùy theo ý muốn diễn đạt mà có thể chọn một trong những câu sau:

+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.

+ Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy,...

- Khi giao tiếp, nếu không vì một lí do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Bởi vì những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau, gây trở ngại rất lớn cho qáu trình giao tiếp.

2. Ghi nhớ

Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).
@120030@@119701@

III. Phương châm lịch sự

1. Ví dụ

Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi.

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay lạy xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu chẳng có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

 (Theo Tuốc-ghê-nhép)

❔ Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từu người kia một cái gì đó?

❔ Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này.

Trả lời: 

- Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tinh cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng, cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.

- Bài học rút ra: Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thi người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với những người đó. Không nên vì cảm thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.

2. Ghi nhớ

Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).
@119778@@119854@