Nội dung lý thuyết
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).
- Quê quán: thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ...
a. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
b. Thể thơ:
Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú.
c. Bố cục
- Phần 1: (Câu đầu): Cảm xúc khi bạn tới chơi nhà.
- Phần 2: (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà.
- Phần 3: (Câu cuối): Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn.
- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:
+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi.
+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm.
- Giọng điệu: chân thành, cởi mở.
- Cách xưng hô: bác - một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.
- Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách.
- Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
+ Muốn ra chợ thì chợ xa.
+ Muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng.
+ Muốn bắt cá thì ao sâu.
+ Muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa.
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được.
+ Miếng trầu cũng không có.
- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả.
- Nghệ thuật:
+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai.
+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…
-> Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.
- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:
+ Ta (1): chủ nhà - nhà thơ.
+ Ta (2): khách - bạn.
- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà là một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.
- Cụm từ "ta với ta" ở đây khác với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo Ngang. Nếu Bà Huyện Thanh Quan dùng cụm từ này để nói lên sự cô đơn của mình thì Nguyễn Khuyến lại dùng để thể hiện một sự đồng nhất, trọn vẹn giữa chủ nhà với khách đến chơi nhà.
-> Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị.
- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.
2. Nội dung
Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.