Bài làm : Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.

I. Mở bài : Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, dẫn vào truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Nêu vấn đề : Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao hội tụ nhiều vẻ đẹp.

II. Thân bài :

1. Khái quát : Nêu xuất xứ, thời gian sáng tác, tóm tắt truyện.

2. Phân tích :

- Huấn Cao mang vẻ đẹp của con người tài hoa nghệ sĩ: tài viết chữ nhanh và đẹp, nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Có được chữ của Huấn Cao là có một báu vật trên đời.

- Huấn Cao mang vẻ đẹp của con người có khí phách hiên ngang, dũng liệt, bất khuất dám đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét, bị bắt giam mà vi ung dung, thản nhiên như không hề bị giam cầm.

- Huấn Cao còn là người có tâm hồn cao đẹp, thiên lương trong sáng: không bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối , biết mến phục tâm hồn  trong sáng, quý trọng giá người của viên quản ngục.

Qua cảnh cho chữ, những vẻ đẹp ấy của Huấn Cao càng tỏa sáng: Huấn Cao thành biểu tượng của cái đẹp, cái cao cả chiến thắng cái phàm tục, dơ bẩn. 

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc

Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.

Xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.

3. Đánh giá chung: Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huân Cao bằng cả bút pháp lí tưởng hóa và cảm hứng lãng mạn. Xây dựng nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp ngời sáng, Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ tài hoa độc đáo trong  phong cách sáng tác của mình..

Qua nhân vật nhà văn đã bộc lộ rõ quan điểm thẩm mĩ của mình: cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thông nhất giữa cái tài và cái tâm.

III. Kết bài : Tóm lại, tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng đã hội tụ và tỏa sáng ở nhân vật Huấn Cao. Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; đồng thời thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. Tác phẩm khép lại nhưng để lại dư âm trong lòng người đọc nhiều cảm xúc. Đó là sự cảm phục trước vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao và trước tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân. Với tác phẩm này, Nguyễn Tuân không chỉ “Vang  bóng một thời” mà còn mãi mãi “vang bóng” trên văn đàn văn học Việt Nam.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Đức Minh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (25 tháng 7 2021 lúc 8:54) 0 lượt thích

Khách