Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
- Biểu hiện:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
+ Tổng bức xạ lớn: 140 - 160 kcal/cm2
+ Cân bằng bức xạ: > 75 kcal/cm2.
- Nguyên nhân
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nơi có 2 lần Măt trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn → năng lượng bức xạ lớn.
- Biểu hiện
+ Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
+ Độ ẩm không khí cao trên 80%
+ Cân bằng ẩm luôn dương
- Nguyên nhân
+ Tính chất bán đảo và tính chất hướng sườn của lãnh thổ Việt nam: lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, biển bao bọc 3 mặt, đồi núi phân bố phía Tây, Bắc, đồng bằng phân bố phía Đông, Nam. Tạo điều kiện cho các khối khí biển dễ dàng lấn sâu vào đất liền mang theo hơi ẩm.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có gió tín phong hoạt động quanh năm, nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa
*Gió mùa mùa đông
- Biểu hiện
+ Từ tháng 11 đến tháng 4.
+ Thổi từ áp cao Xibia.
+ Hướng gió đông bắc - tây nam.
+ Phạm vi ảnh hưởng từ dãy Bạch mã trở ra bắc.
+ Ảnh hưởng
*Gió mùa mùa hạ
- Biểu hiện
+ Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10
+ Nguồn gốc: Đầu mùa thổi từ vịnh Ben gan ở Bắc Ấn Độ Dương, cuối mùa thổi từ Nam Bán Cầu ( tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo)
+ Hướng gió: Tây nam- đông bắc
+Phạm vi: cả nước
+ Ảnh hưởng
* Chế độ phân mùa khí hậu
- Miền khí hậu phía bắc: mùa đông lạnh, mùa hạ nóng ẩm.
- Miền khí hậu phía nam: mùa mưa, mùa khô.
- Tây nguyên và Trung bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
* Biểu hiện
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
* Nguyên nhân
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình có độ dốc lớn
- Nham thạch dễ bị phong hóa
* Biểu hiện
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nứơc ta có 2360 con sông có độ dài trên 10 km
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Chế độ nước theo mùa
*Nguyên nhân
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn
- Địa hình chia cắt mạnh
- Mưa theo mùa
* Biểu hiện
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
- Đất dễ bị suy thoái thoái hóa
* Nguyên nhân
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Quá trình feralit diễn ra mạnh
- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn
* Biểu hiện
- Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
- Trong giới sinh vật thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
* Nguyên nhân
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa
- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, khí hậu, thời tiết không ổn định
- Thuận lợi
Để phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du lịch và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác cḥu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán
+ Diễn biến bất thường của thời tiết như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái