Nội dung lý thuyết
Hoạt động thủy sản bao gồm:
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản.
- Chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Thủy sản có vai trò quan trọng đối với đời sống, kinh tế - xã hội:
- Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.
+ Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành dược, mỹ phẩm.
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.
- Khẳng định chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua:
+ Các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển.
- Việt Nam có thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển thủy sản.
- Nước ta có đường bờ biển dài và hàng triệu hecta diện tích mặt nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
- Ngoài ra, nước ta có nguồn lợi thủy sản đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao.
- Với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và lợi thế sẵn có sẽ là cơ sở cho ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ.
- Trong thời gian tới, ngành thủy sản sẽ:
+ Phát triển thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn có:
Trình độ quản lí khoa học.
Công nghệ tiên tiến.
Phát triển bền vững.
Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến thủy sản sâu:
Thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.
- Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển:
+ Góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.
- Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.
- Đảm bảo lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.
- Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, BigData) và chuyển đổi số trong:
+ Sản xuất và quản lí thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Các mô hình nuôi thông minh, quản lí chuỗi được nhân rộng.
- Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển:
+ Góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.
- Đảm bảo an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh.
- Đảm bảo lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước.
- Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (AI, IoT, BigData):
+ Chuyển đổi số trong sản xuất và quản lí thủy sản nhằm:
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Các mô hình nuôi thông minh, quản lí chuỗi được nhân rộng.
- Ngành thủy sản đang phát triển theo hướng chuyển đổi xanh:
+ Tập trung vào phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
+ Khai thác thủy sản hiệu quả và nâng cao chuỗi giá trị.
- Phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển.
- Bảo tồn các loài thủy sản hoang dã quý, hiếm.
- Khai thác thủy sản bền vững:
+ Giảm áp lực khai thác thủy sản.
+ Tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác thủy sản tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CoC):
+ Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
→ Giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái ven biển bền vững.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản từ khai thác.
+ Ổn định sinh kế của người dân ven biển.
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng trên các vùng biển.
- Mở rộng đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị:
+ Khuyến khích phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển.
→ Giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu đặc biệt cho ngành dược mỹ phẩm.
- Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.
- Phát triển các công nghệ nuôi thủy sản thông minh:
+ Nuôi thủy sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
+ Thích ứng biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất.
+ Chất lượng sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Phát triển các sản phẩm thủy sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,... là định hướng ưu tiên nhằm mục đích phát triển bền vững.
- Áp dụng các tiêu chuẩn này giúp kiểm soát các khâu trong quá trình nuôi:
+ Đảm bảo sản phẩm nuôi an toàn và có chất lượng cao.
+ Tăng khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm giúp:
+ Giảm thiểu thất thoát.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ đó gia tăng giá thành sản xuất.
- Thực hiện truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản:
+ Đảm bảo sản phẩm có uy tín, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Người lao động làm việc thuộc các ngành nghề trong thuỷ sản cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về ngành nghề thuỷ sản.
- Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ thuỷ sản.
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tuân thủ công ước quốc tế liên quan đến nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
- Yêu thích thiên nhiên, yêu sinh vật, thích tham gia các hoạt động dã ngoại.