Bài 9 : Đời sống nguyên thủy trên đất nước ta

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

1. Đời sống vật chất

-  Người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long, luôn tìm cách cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động: lúc đầu họ chỉ biết ghè đẽo hòn cuội làm rìu -> Biết mài đá làm công cụ: Rìu, bôn, chày.

- Ngoài ra, họ còn biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ, rồi sau đó biết làm đồ gốm.

-  Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và chăn nuôi (chó, lợn).

-  Sống ở hang động, mái đá, lều cỏ hoặc lá cây.

2. Tổ chức xã hội

-  Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm ở vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.

-  Quan hệ xã hội được hình thành. Những người cùng họ hàng huyết thống chung sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất, có uy tín làm chủ gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ.

- Qua thời gian, nhiều thị tộc có quan hệ với nhau và sống hòa hợp trên một vùng đất chung.

3. Đời sống tinh thần

-  Biết làm đồ trang sức: vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung...

-  Có quan niệm tín ngưỡng: thờ vật tổ, chôn người chết (chôn theo công cụ).

 

 

 


 

Khách