Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

Bài 8 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

----------=====™˜–—™˜=====----------

 

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a) Quyền học tập của công dân

            Mọi công dân đều có quyền họckhông hạn chế, từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời và được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

b) Quyền sáng tạo của công dân

            Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội. Bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ.

c) Quyền được phát triển của công dân

            Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

            Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:

-   Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. 

-   Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

            Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toan diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a) Trách nhiệm của Nhà nước

-   Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền nay của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước.

-   Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

-   Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

-   Nhà nước bảo đảm điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

b) Trách nhiệm của công dân

-   Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích trong cuộc sống.

-   Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.

BÀI TẬP

----------=====™˜–—™˜=====----------

Câu 1. Ý  kiến nào sau đây đúng với khái niệm quyền học tập của công dân?

A. Công dân được học bất cứ trường nào mà mình muốn.

B. Công dân được học bất kì ngành nào không phụ thuộc điểm số.

C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

D. Công dân được học bất kì nghề nào không cần phụ thuộc vào qui định của pháp luật về giáo dục.

Câu 2. Nội dung nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?

A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân.

C. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển khả năng.

D. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng.   

Câu 3. Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Công dân được hưởng đời sống đầy đủ nhất theo mong muốn của mình.

B. Tất cả công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Công dân có quyền học tập, học suốt đời để phát triển khả năng của mình.

Câu 4. Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên, học suốt đời là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền dân chủ của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền học tập của công dân.

Câu 5. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền được phát triển của công dân.

B. Quyền học tập của công dân.

C. Quyền tự do cơ bản của công dân.

D. Quyền sáng tạo của công dân.

Câu 6. Khẳng định: Công dân có quyền  tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc quyền nào sau đây?

A. Quyền sáng tạo của công dân.

B. Quyền học tập của công dân

C. Quyền dân chủ của công dân.

D. Quyền được phát triển của công dân .

Câu 7. Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại

A. sự phát triển toàn diện của công dân.

B. sự công bằng bình đẳng.  

C. cơ hội việc làm và có nhiều tiền.

D. cơ hội phát triển tài năng.

Câu 8. Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền sở hữu công nghiệp.

C. Quyền phát minh sáng chế.

D. Quyền tác giả.

Câu 9. Theo Luật Bảo hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện

A. quyền được phát triển của trẻ em.

B. quyền được tham gia của trẻ em.

C. quyền bình đẳng của trẻ em.

D. quyền sống còn của trẻ em.

Câu 10. Nhà nước ban hành luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền

A. bình đẳng.                B. học tập.                   C. sáng tạo.                              D.dân chủ.

 Câu 11. Nhà nước ban hành luật giáo dục nhằm bảo vệ quyền

A. bình đẳng.                B. học tập.                   C. sáng tạo.                              D.dân chủ.

Câu 12. Do hoàn cảnh khó khăn, ông T cho con mình là H (đang học lớp 5) nghỉ học để giúp việc gia đình. Việc làm của ông T đã làm ảnh hưởng đến quyền nào sau đây của trẻ em?

A. quyền học tập của trẻ em.

B. quyền dân chủ của trẻ em.

C. quyền tự do của trẻ em.

D. quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.

Câu 13. Nguyễn Văn A(dân tộc H’mông),có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường phát sách giáo khoa và miễn học phí nhằm đảm bảo

A. quyền bình đẳng về khả năng học tập.

B. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

C. quyền học tập không bị hạn chế.

D. quyền được phát triển.

Câu 14. Em Đ mới 8 tuổi nhưng đã bơi được qua con sông rộng, nhanh hơn so với nhiều bạn cùng tuổi. Đ rất muốn tham gia câu lạc bộ bơi lội “Tài năng nhí” nhưng bố em không đồng ý. Em có thể chọn cách ứng xử nào sau đây để giúp Đ?

A. Khuyên Đ nên nghe lời bố vì em còn nhỏ tuổi.

B. Khuyên Đ bí mật tham gia câu lạc bộ.

C. Khuyên bố Đ cho em tham gia câu lạc bộ để phát triển tài năng.

D. Tham gia vào câu lạc bộ bơi lội sẽ được Huấn luyện viên chỉ dạy bài bản.

Câu 15. Anh K trình độ mới hết lớp 9 đã tự học hỏi, mày mò chế tạo ra được máy cắt lúa có thể thay thế cho 20 lao động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền học tập.                                B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền được phát triển.                    D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học.

Câu 16. Anh A là người lao động trong công ty TNHH X trong khi làm việc anh A có quyền đưa ra sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất đây là sự thể hiện của quyền nào dưới đây?

A. Quyền dân chủ của công dân.                       B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền được phát triển của công dân.           D. Quyền học tập của công dân.

Câu 17.  Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật, đó là quyền gì của công dân

A. học tập.

B. sáng tạo.

C. phát triển.

D. tự do.

Câu 18.  Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm

A. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền khoa học.

B. quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

D. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

Câu 19.  Pháp luật qui định Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm

A. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

B. đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia.

C. thực hiện công bằng xã hội.

D. đáp ứng nguồn lao động cho đất nước.

Câu 20.  Pháp luật thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm

A. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

B. tạo điều kiện để ai cũng được  phát triển.

C. tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo.

D. tạo điều kiện để ai cũng được  nghiên cứu khoa học.

Câu 21.  Phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội của con người là hoạt động

A. nghiên cứu khoa học.

B. hưởng thụ đời sống.

C. học tập thường xuyên.

D. phát triển năng khiếu

Câu 22.  Công dân học từ tiểu học đến trung học đến đại học và sau đại học. Điều này thể hiện nội dung nào về quyền học tập của công dân?

A. Học không hạn chế.

B. Học thường xuyên.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Học bằng nhiều hình thức.

Câu 23. Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối là

A. quyền học tập không hạn chế.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 24.  Mỗi công dân cần có ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí là để

A. làm cho nước ta trở thành một nước phát triển văn minh.

B. làm cho nước ta thoát nghèo vĩnh viễn.

C. làm cho nước ta có một nguồn nhân lực dồi dào.

D. làm cho nước ta trở thành cường quốc trong khu vực Châu Á.

Câu 25. Em Nguyễn Thị A là học sinh lớp 11 đã  chế tạo ra được máy diệt muỗi thân thiện với môi trường trong kỳ thi cấp Tỉnh và đạt giải III. Vậy em đã thực hiện quyền gì của công dân ?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tự do.

Câu 26. UBND xã A đã đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí tại trung tâm xã nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng của nhân dân. Điều này góp phần

A. phát triển đời sống vật chất cho công dân.

B. phát triển đời sống tinh thần cho công dân.

C. chăm sóc sức khỏe cho công dân.

D. tạo điều kiện cho công dân thể hiện năng khiếu.

Câu 27. Là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, Hương đã được trường Đại học  tuyển thẳng mà không phải thi tuyển nhằm

A. tiếp tục bồi dưỡng, phát triển tài năng.

B. thực hiện chủ trương xã hóa học tập.

C. tạo điều kiện học tập cho Hương.

D. tạo môi trường sống thuận lợi.

Câu 28. Gia đình ông Tám có một đứa con trai tên là Ân, em rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho Ân tham gia thi chương trình solo cùng Bolero của đài truyền hình Vĩnh Long. Vậy em Ân đã được thực hiện quyền gì?

A. Quyền được sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền được học tập.

D. Quyền tác giả.

Câu 29.  Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

A. quyền học không hạn chế.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

 

Câu 30. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng để giúp đỡ người học, khuyến khích người học, giúp đỡ học sinh nghèo. Đây là trách nhiệm nào của Nhà nước?

A. Ban hành chính sách pháp luật, thực hiệnđồng bộ các biện pháp cần thiết.

B. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Nhà nước khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

D. Nhà nước đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

 

Khách