Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácThí nghiệm:
Chuẩn bị ba cốc: cốc a đựng nước lạnh, cốc b đựng nước nguội và cốc c đựng nước ấm.
Nhúng ngón tay trỏ phải vào cốc a, nhúng ngón tay trỏ trái vào cốc c.
Sau một lúc, rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc b.
Như vậy, dựa vào các giác quan của ta để cảm nhận độ nóng, lạnh của một vật là không chính xác.
Để xác định mức độ nóng, lạnh của một vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.
Thang nhiệt độ
Năm 1742, Xen-xi-út (Ceisius) đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1oC. Thang nhiệt độ này được gọi là thang nhiệt độ Xen-xi-út. Trong thang nhiệt độ này, những nhiệt độ thấp hơn 0oC được gọi là nhiệt độ âm.
Ở các nước nói tiếng Anh, người ta đô nhiệt độ theo Fa-ren-hai (Fahrenheit), kí hiệu là oF. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang là 32oF, của hơi nước đang sôi là 212oF.
Cách quy đổi từ oC sang oF:
t(oF) = (t(oC) x 1,8) + 32
Ví dụ: Tính xem 20oC ứng với bao nhiêu oF.
Ta có: 20oC = (20oC x 1,8) + 32 = 68oF.
Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng một nút cao su có ống thủy tinh cắm xuyên qua. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống.
Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát thấy mực nước trong ống thủy tinh dâng lên, chứng tỏ chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều.
Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.
Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Dưới đây là một số loại nhiệt kế thường dùng.
1. Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.
2. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiệu là oC.
3. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau.