Nội dung lý thuyết
- Trong hơn 30 năm qua:
+ Công tác trồng rừng ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.
→ Nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng.
- Từ giữa những năm 1990 đến nay:
+ Diện tích rừng trồng của nước ta đã tăng liên tục.
+ Phát triển ổn định nhờ các chương trình.
+ Chính sách phát triển rừng quốc gia.
- Mặc dù diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục trong những năm qua nhưng chất lượng.
+ Năng suất rừng trồng vẫn còn thấp, phần lớn là rừng trồng gỗ nhỏ.
- Trồng rừng sản xuất là chủ yếu:
+ Rừng trồng sản xuất chiếm 84,4% (tính đến năm 2022).
+ Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chưa được chú trọng
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng ở nước ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, điển hình như:
- Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia:
+ Duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên.
+ Tăng diện tích rừng có trữ lượng cây xanh.
- Từ năm 2005 đến 2022:
+ Diện tích rừng toàn quốc đã tăng hơn 1,2 triệu ha.
+ Tỉ lệ che phủ rừng tăng 5,02% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023).
- Nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân đối với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.
- Công tác cấp chứng chỉ quản lí rừng bền vững nhằm:
+ Góp phần đạt được các mục tiêu bảo vệ.
+ Phát triển rừng được quan tâm và nhân rộng.
- Đến tháng 8 năm 2022:
+ Tổng diện tích rừng trên toàn quốc được cấp chứng chỉ quản lí bền vững là hơn 321 nghìn ha.
- Thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần làm:
+ Tăng hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
- Mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn góp phần:
+ Duy trì toàn vẹn của hệ sinh thái rừng tự nhiên.
+ Tăng tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật rừng.
- Ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên rừng trái phép và cháy rừng.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại theo từng năm.
- Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp:
+ Nạn chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, cháy rừng vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương.
+ Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ rừng của chính quyền các cấp, của người dân đã có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và toàn diện.
- Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2020:
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% đến trên 70%.
+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm.
+ Cơ bản đạt mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là 20 - 24 triệu \(m^3\)/năm.
+ Khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ.
+ Thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.