Bài 7; Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thế nào là nhận thức?

- Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn.

- Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn:

+ Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

Ví dụ: khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.

+ Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

 

Cấu tạo phẩn tử hình lập phương của muối.

Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối, điều chế được muối…

=> Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn là gì?

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất. 

Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…

+ Hoạt động chính trị - xã hội.

Ví dụ: hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học.

Ví dụ: hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới. 

=>Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất.

@655518@@655456@@655616@

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

- Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người, làm cho khả năng nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức

- Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Galilei và câu nói nổi tiếng "Dù sao trái đất vẫn quay" khẳng định thực tiễn luôn luôn là chân lí.

- Chỉ có đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy rõ được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.

4. Bài học

- Trong học tập, trong cuộc sống phải luôn coi trọng vai trò của hoạt động thực tiễn.

  Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!