Bài 6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi căng thẳng

- Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.

- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:

       + Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn;

       + Bị bạn bè xa lánh;

       + Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm;

       + Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;

- Một số biểu hiện khi căng thẳng:

       + Cơ thể mệt mỏi;

       + Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung;

       + Hay lo lắng, buồn bực;

       + Dễ cáu gắt, tức giận;

       + Không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

@2099669@@2070541@

2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

Nguyên nhân gây ra căng thẳng:

- Nguyên nhân khách quan:

       + Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân;

       + Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân;

       + Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;...

- Nguyên nhân chủ quan:

       + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối;

       + Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề;

       + Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao;...

Ảnh hưởng của căng thẳng: khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.

3. Cách ứng phó với căng thẳng

- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu, nghe nhạc,…..

- Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

- Suy nghĩ tích cực.

- Viết nhật kí.

- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.

- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.

- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

1. Căng thắng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những nguời trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần và thể chất.

2. Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đồ mồi hôi, đau bụng,...

3. Nguyên nhân gây ra căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các môi quan hệ bạn bè, ki vọng của gia đinh,... hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,...

4. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực,... và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

5. Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện cơ thể và cảm xúc của bản thân; tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng, sau đó có cách ứng phó tích cực. Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực, vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân,... Khi cảm thấy quá căng thẳng hay mối lo quả lớn không thể tự mình xử lí được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,...