Bài 6. Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Giao tiếp trong không gian mạng

a) Khái niệm không gian mạng

Không gian mạng (thế giới ảo) là môi trường được tạo ra nhờ sử dụng mạng máy tính.

Internet có thể được coi là không gian mạng lớn nhất.

Không gian mạng cho phép con người giao tiếp với nhau thông qua các phần mềm và dịch vụ giao tiếp trực tuyến như mạng xã hội, thư điện tử, ứng dụng nhắn tin,...

b) Ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng

Ưu điểmNhược điểm
Thuận tiện trong giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, miễn là có kết nối mạng.Một số phương thức giao tiếp khó thể hiện cảm xúc, dễ gây hiểu nhầm.
Giảm thiểu chi phí so với giao tiếp trực tiếp.Tiềm ẩn các nguy cơ về bảo mật thông tin.
Mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, dễ dàng xây dựng thương hiệu cá nhân.Thiếu sự rõ ràng, chân thật về danh tính cá nhân hoặc nguy cơ bị giả mạo .
Người dùng có nhiều lựa chọn công cụ giao tiếp so với truyền thống.Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố kĩ thuật làm cản trở giao tiếp.

2. Thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng

a) Ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng

Một số điều quan trọng cần lưu ý trong ứng xử trong không gian mạng:

  • Tôn trọng: Tôn trọng quyền riêng tư, quan điểm, suy nghĩ, sự khác biệt của mỗi cá nhân để hạn chế khiến người khác bị tổn thương.
  • Lịch sự: Sử dụng ngôn từ văn minh, thực hiện các hành động, sử dụng ngôn từ khiến cuộc trò chuyện trở nên khó hiểu.
  • Thấu hiểu: Đặt bản thân vào hoàn cảnh của đối phương để cảm thông với hoàn cảnh họ gặp phải.
  • Hỗ trợ: Sẵn lòng giúp đỡ, an ủi người khác đôi khi chỉ là lời động viên là cách để xây dựng công đồng trực tuyến mạnh mẽ.

Cách hình thành thói quen ứng xử nhân văn trên không gian mạng:

  • Tự kiểm tra và cải thiện hành vi trực tuyến bằng cách đánh giá, sửa đổi các hành vi không đúng chuẩn mực.
  • Bình tĩnh lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời đưa ra ý kiến lịch sự khi cần thiết.
  • Học cách xử lí các tình huống khó xử và sử dụng ngôn từ lịch sự để tránh hiểu nhầm hoặc gây xúc phạm.
  • Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử.

b) Ứng xử nhân văn trong một số tình huống cụ thể

Dưới đây là một số ví dụ về ứng xử nhân văn trong tình huống cụ thể khi giao tiếp trong không gian mạng:

  • Trong cuộc trò chuyện trên diễn đàn, nếu không đồng ý với ý kiến của ai đó, hãy cố gắng trao đổi một cách lịch sự và không bao giờ sử dụng ngôn từ khiêu khích hoặc phân biệt gay gắt.
  • Khi tham gia một cuộc thảo luận trên mạng xã hội, hãy đọc kĩ bài viết của người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình. Nếu có ý kiến trái ngược, cần trao đổi lịch sự trên tình thần tôn trọng quan điểm của họ.
  • Khi đăng bài hoặc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội hoặc diễn đàn, hãy đọc kĩ nội dung, kiểm tra tính chính xác để đảm bảo không làm tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác.