Quan sát hình 6.6 và cho biết cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Quan sát hình 6.6 và cho biết cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đột biến nhiễm sắc thể có vai trò như thế nào trong tiến hóa và chọn giống?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Với tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
- Với di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST → Lập bản đồ gen.
- Với chọn giống: Ứng dụng tổ hợp các gen trên NST → tạo giống mới.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đột biến lệch bội: Do sự rối loạn trong quá trình phân bào, dẫn đến một hoặc vài cặp NST không phân li, tạo ra các giao tử thừa hoặc thiếu NST. Khi kết hợp với giao tử bình thường, sẽ hình thành thể lệch bội (2n-1, 2n+1).
- Đột biến đa bội:
Thể tự đa bội:
+ Do sự nhân đôi bộ NST xảy ra trong nguyên phân hoặc giảm phân.
+ Sự không phân li của tất cả các NST ở giảm phân I, tạo ra giao tử 2n.
+ Lai xa kết hợp với đa bội hóa.
Thể dị đa bội:
+ Lai xa giữa hai loài khác nhau về bộ NST.
+ Sự nhân đôi bộ NST ở một trong hai loài lai xa.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Trình bày cơ chế đột biến gây hội chứng Klinefelter ở người.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCơ chế đột biến:
- Sự không phân li của NST X ở mẹ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng Klinefelter. Trong quá trình giảm phân I hoặc giảm phân II ở mẹ, NST X không phân li, dẫn đến tạo ra giao tử n (chỉ có một NST X) hoặc 2n (có hai NST X). Khi giao tử n của mẹ kết hợp với giao tử Y của bố, sẽ tạo ra thai nhi XXY.
- Sự không phân li của NST X ở bố: Trường hợp này ít phổ biến hơn. Khi NST X của bố không phân li trong quá trình giảm phân, sẽ tạo ra giao tử n (chỉ có một NST X) hoặc 2n (có hai NST X). Khi giao tử n của bố kết hợp với giao tử X của mẹ, sẽ tạo ra thai nhi XXY.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Lấy thêm ví dụ đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThể một kép: 2n+1+1
Thể tứ bội: 4n
Thể song nhị bội: 2n(1)+2n(2)
Thể thập nhị bội: 12n
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Nhận xét về số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể ở hình 6.2b, hình 6.2c so với hình 6.2a.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình 6.2b thừa 1 NST
- Hình 6.2c bị mất đoạn NST (NST bị ngắn bất thường)
- Hình 6.2a là trạng thái bình thường của cặp NST
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 6.1 và cho biết bộ nhiễm sắc thể của người mắc hội chứng Turner khác của người bình thường như thế nào. Hãy dự đoán nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNgười mắc hội chứng Turner thiếu 1 NST giới tính so với người bình thường (ở cặp NST giới tính, OX). Nguyên nhân do rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 6.3 và kể tên các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
- Thể đa bội: cùng nguồn, khác nguồn
- Thể lệch bội: thể một nhiễm (2n-1), thể khuyết nhiễm (2n-2), thể ba nhiễm (2n+1) và thể bốn nhiễm (2n+2),...
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 6.5 và nhận xét sự sai khác cấu trúc nhiễm sắc thể trước và sau đột biến.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMất đoạn: NST mất một đoạn
Lặp đoạn: NST có 1 đoạn bị lặp
Đảo đoạn: NST có 1 đoạn bị đảo 180 độ
Chuyển đoạn tương hỗ: 2 NST trao đổi đoạn cho nhau.
Chuyển đoạn không tương hỗ: 1 đoạn của NST này chuyển sang NST còn lại.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)