Bài 6: Công nghiệp

Nội dung lý thuyết

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp

Thuận lợi
Vị trí địa lí và nhân tố tự nhiênVị trí địa líNước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á => Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp.
Khoáng sảnNước ta có cơ cấu khoáng sản đa dạng => Tạo thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất kim loại,...
Nguồn nước

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào => Cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.

- Sông chảy qua địa hình dốc lớn => Tạo điều kiện phát triển thuỷ điện.

- Các mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn => Tạo thuận lợi phát triển công nghiệp sản xuất đồ uống.

Sinh vậtNước ta có nguồn sinh vật phong phú, đa dạng => Nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm.
Các điều kiện khác- Sự phân hoá khí hậu, địa hình => Sự phát triển, phân bố công nghiệp.
Nhân tố kinh tế - xã hộiDân cư và lao động

- Dân số đông => Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Lực lượng lao động dồi dào, trình độ lao động ngày càng nâng cao => Tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng công nghệ cao; lao động có kinh nghiệm, tay nghề sản xuất phong phú.

Chính sáchCác chính sách như chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên,... => Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và phân bố hợp lí ngành
Thị trường

- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng cùng việc kí kết các hiệp định thương mại.

- Nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu phát triển.

Khoa học và công nghệ, vốn và cơ sở vật chất kĩ thuậtĐầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ,... => Góp phần nâng cao năng suất và giá trị các sản phẩm công nghiệp.
Khó khăn

- Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ, phân bố không tập trung, nhiều loại cạn kiệt; khí hậu nhiệt đới ẩm làm tăng chi phí làm mát, bảo quản máy móc,...

- Thị trường cạnh tranh, cơ sở vật chất một số ngành lạc hậu.

II. Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu

1. Khái quát chung

- Là ngành đóng góp quan trọng, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế, đạt hơn 13 000 nghìn tỉ đồng (năm 2021).

- Có cơ cấu ngành đa dạng. có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành có hàm lượng công nghệ, cao, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Phân bố công nghiệp có sự thay đổi, theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng.

2. Một số ngành công nghiệp chủ yếu

Ngành công nghiệpTình hình phát triển
Công nghiệp thác dầu thô, khí tự nhiên

- Có lịch sử phát triển lâu đời, tỉ trọng đóng góp có xu hướng giảm.

- Đã đầu tư nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thất thoát thường xuyên và ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp sản xuất điện

- Sản lượng điện tăng nhanh.

- Cơ cấu sản lượng đa dạng, thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng điện gió, điện mặt trời và các loại điện tái tạo khác.

+ Thuỷ điện.

+ Nhiệt điện.

+ Điện gió.

+ Điện mặt trời. 

Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

- Là ngành có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất.

- Sản phẩm tăng nhanh.

- Cơ cấu ngành rất đa dạng.

Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống

- Chiếm tỉ trọng cao.

- Đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Phân bố rộng khắp cả nước, phát triển mạnh ở các đô thị.

Công nghiệp dệt, may và giày, dép

- Là các ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta.

- Sản lượng sản phẩm tăng nhanh và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Các trung tâm dệt và sản xuất trang phục thường phân bố ở các thành phố lớn.

- Hiện nay, công nghệ tự động hoá, in 3D, trí tuệ nhân tạo,... ngày càng phổ biến.

III. Vấn đề phát triển công nghệ xanh

- Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên và môi trường tốt hơn.

- Phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đối khí hậu, đảm bảo sức khoẻ của người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến.

- Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp giải quyết một số vấn để trong phát triển công nghiệp hiện nay:

+ Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ vận hành chuỗi sản xuất khép kín, tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác).

+ Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu huấn khắt khe của thị trường thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), đồng thời sẽ chịu mức thuế thấp hơn khi xuất khẩu vào các thị trường này.

+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất.

- Ở Việt Nam, xu hướng phát triển công nghiệp xanh thể hiện ở sự phát triển một số ngành như điện mặt trời, điện gió, điện rác, công nghiệp xử lí nước thải,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Một số khu công nghiệp xanh đang được triển khai ở Bắc Giang, Vinh Phúc,...