Bài 51: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ PH của nước nuôi thuỷ sản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021– 2022

MÔN CÔNG NGHỆ 7

 

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng 

Câu 1. Đối với môi trường thì trồng trọt có vai trò

A. điều hòa không khí.                        B. nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

C. nông sản để xuất khẩu.                   D. thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi.

Câu 2. Không khí trong đất gồm:

A. Ôxi, cacbônic

B. Ôxi.

C. Nitơ, cacbônic, ôxi.

D. Ôxi, nitơ

Câu 3. Đất trồng là

A. kho dự trữ thức ăn cho cây.

B. lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng.

C. do đá núi mủn ra, cây nào cũng sống được.

D. lớp đá xốp trên bề mặt trái đất.

Câu 4. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ

A. hạt cát, sét.                                      B. hạt cát, limon

C. hạt cát, sét, limon, chất mùn.          D. chất mùn.

Câu 5. Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải

A. bón phân hợp lí.                              B. đẩy mạnh công tác thủy lợi, canh tác và bón phân hợp lí.

C. đẩy mạnh công tác thủy lợi             D. cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

Câu 6. Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì

A. nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều.     B. để dành đất xây dựng các khu sinh thái.       

C. diện tích trồng trọt có hạn.              D. giữ gìn cho đất trồng không bị thoái hóa

Câu 7. Phân hữu cơ thuộc các loại phân bón sau:

A. than bùn, phân xanh, phân chuồng.

B. phân đạm, lân, kali.

C. phân xanh, phân vi lượng.

D. phân kali, phân rác

Câu 8. Phân hóa học thuộc các loại phân bón sau:

A. phân xanh, phân chuồng.                                  B. phân lân, phân bắc.                                      

C. phân vi lượng, đạm, lân, kali.                           D. than bùn, đạm, lân.

Câu 9. Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại                                                             B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tăng chất lượng nông sản                                            D. Tăng độ phì nhiêu của đất

Câu 10. Loại phân bón được dùng để bón thúc là

A. phân đạm                                                          B. phân xanh                                                                                                                   

C. phân lân                                                             D. phân bắc

Câu 11. Loại phân bón được dùng để bón lót là

A. phân kali, đạm                                                 B. phân bắc

C. phân chuồng                                                    D. phân lân

Câu 12. Tiêu chuẩn được dùng để đánh giá 1 giống tốt là

A. sinh trưởng mạnh; chất lượng, năng suất cao ổn định; chống chịu sâu bệnh.

B. sinh trưởng mạnh và chất lượng tốt.

C. năng suất, chất lượng tốt và ổn định.

D. năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh tốt.

Câu 13: Trong trồng trọt thì giống cây trồng có vai trò

A. quyết định đến năng suất cây trồng.                  B. cả 3 câu A, C, D.

C. có tác dụng thay đổi cơ cấu cây trồng.              D. làm tăng chất lượng nông sản, tăng vụ.

Câu 14: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

A. Chọn lọc, lai, gây đột biến.

B. Ghép mắt, chiết cành.

C. Lai tạo giống, giâm cành.

D. Tự thụ phấn.

Câu 15.  “Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn với nhụy hoa của cây mẹ thu được cây lai, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống” gọi là

A. phương pháp chọn lọc.                  B. phương pháp gây đột biến.

C. phương pháp lai.                            D. phương pháp nuôi cấy mô.

Câu 16. Sản xuất giống cây trồng nhằm

A. tạo nhiều hạt giống, cây con giống  phục vụ gieo trồng.

B. đáp ứng yêu cầu sản xuất của các nhà trồng trọt.

C. tao ra nhiều thực phẩm cho xã hội.

D. cung cấp cây trồng cho thí nghiệm.

Câu 17. Ở biến thái hoàn toàn, giai đoạn phá hại cây trồng mạnh nhất là

A. sâu trưởng thành

B. trứng

C. nhộng

D. sâu non

Câu 18. Côn trùng có đặc điểm

A. có 3 đôi chân, 2 đôi cánh và 1 đôi râu

B. có 1 đôi chân, 3 đôi cánh và 2 đôi râu

C. có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

D. có 2 đôi chân, 1 đôi cánh và 2 đôi râu

 Câu 19: Bệnh cây là gì?

A. Là trạng thái cây không ra hoa, kết trái.

B. Là trạng thái cây bị già cỗi.

C. Là trang thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên.

D. Là trạng thái cây không phát triển.

Câu 20: Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hoại?

A. Màu sắc lá cây bị thay đổi.

B. Hình dáng quả bị biến dạng.

C. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.

D. Cành bị gãy.

Câu 21: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22: Biến thái của côn trùng là gì?

A. Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời.

B. Sự biến đổi từ giai đoạn sâu non lên giai đoạn sâu trưởng thành.

C. Sự biến đổi từ trứng thành sâu non.

D. Sự biến đổi từ sâu non thành nhộng.

Câu 23: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?

A. Sâu non

B. Sâu trưởng thành

C. Nhộng

D. Trứng

Câu 24: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?

A. Vi sinh vật gây hại.

B. Điều kiện sống bất lợi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 25: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào?

A. Nhiệt độ cao

B. Vi rút

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Câu 26: Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây?

A. Sâu non

B. Nhộng

C. Sâu trưởng thành

D. Trứng

Câu 27: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:

A. Cành bị gãy.

B. Cây, củ bị thối.

C. Quả bị chảy nhựa.

D. Quả to hơn.

Câu 28. Muốn phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng

A. biện pháp hóa học.                          B. phối hợp biện pháp kiểm dịch thực vật và canh tác.

C. biện pháp thủ công.                         D. tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp.

Câu 29: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Câu 30: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Câu 31: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?

A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

B. Biện pháp thủ công

C. Biện pháp hóa học

D. Biện pháp sinh học

Câu 32: Nội dung của biện pháp canh tác là?

A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh

B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại

C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng

D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại

Câu 33: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

Câu 34: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:

A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường

C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường

D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 35: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?

A. Biện pháp hóa học

B. Biện pháp sinh học

C. Biện pháp canh tác

D. Biện pháp thủ công

Câu 36: Dùng ong mắt đỏ bắt sâu thuộc phương pháp phòng trừ nào sau đây?

A. Biện pháp thủ công.

B. Biện pháp sinh học.

C. Biện pháp hóa học.

D. Biện pháp kiểm dịch thực vật.

 Câu 37: Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?

A. Phòng là chính.

B. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

C. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 38: Các cách sử dụng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học?

A. Phun thuốc.

B. Rắc thuốc vào đất.

C. Trộn thuốc vào hạt giống.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 39. Độ cày sâu phụ thuộc vào yếu tố

A. từng loại cây.                                  B. từng loại đất.

C. độ ẩm của đất.                                 D. từng loại đất, loại cây, độ ẩm của đất.

Câu 40: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Câu 41. Yếu tố quyết định nhất đến thời vụ cây trồng là

A. loại cây trồng.                                 B. khí hậu.

C. sâu gây hại cây trồng.                     D. bệnh gây hại cây trồng.

Câu 42: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện nhất ở địa phương em thường áp dụng?

A. Phương pháp lai

B. Phương pháp gây đột biến

C. Phương pháp chọn lọc

D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 43: Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 44: Sử dụng các tác nhân vật lý hoặc chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến, chọn những dòng có lợi để làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?

A. Phương pháp chọn lọc

B. Phương pháp gây đột biến

C. Phương pháp lai

D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 45. Đạm Urê bảo quản bằng cách:

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên                               B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được                                     D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

Câu 46. Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?

A. Độ pH                          B. NaCl                          C. MgSO4                              D. CaCl2

Câu 47. Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:

A. Cung cấp nước, dinh dưỡng                                                            

B. Giữ cây đứng vững

C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững                

D. Cung cấp nguồn lương thực

Câu 48. Đất trồng gồm mấy thành phần chính?

A. 2                                 B. 3                                 C. 4                                             D. 5

Câu 49: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 50. Loại  cây trồng nhân giống bằng hạt:

A. thanh long, lúa

B. lúa, bắp, bầu, bí, ớt…

C. hoa lan, hoa cúc.

D. khoai mì, mía, thanh long.

Câu 51: Côn trùng có mấy kiểu biến thái?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 52: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:

A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh

C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng

D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.

Câu 53: Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?

A. Tăng chất lượng nông sản.

B. Tăng năng suất cây trồng.

C. Tăng vụ thu hoạch trong năm.

D. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 54: Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?

A. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

B. Làm tăng chất lượng nông sản.

C. Tăng vụ thu hoạch trong năm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 55: Cách bón vãi có ưu điểm

A. tiết kiệm phân bón.

B. dễ thực hiện, dụng cụ đơn giản, ít công lao động.

C. khó thực hiện, cần nhiều lao động.

D. dụng cụ phức tạp, nhiều lao động.

Câu 56. Sự khác biệt giữa đất trồng và đá?

A. Nước                                                                              B. Độ phì nhiêu

C. Ánh sáng                                                                       D. Độ ẩm

Câu 57. Có mấy loại đất chính?

A. 2                                 B. 3                                 C. 4                                             D. 5

Câu 58. Phân vi sinh là:

A. NPK                           B. Nitragin                     C. Bèo dâu                                D. Urê

Câu 59. Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là:

A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu

B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người

C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường

D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

Câu 60. Đạm Urê bảo quản bằng cách:

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên                               B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được                                     D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

 

 

...................HẾT.......................

 

 

Khách