Bài 50. Cơ chế tiến hoá

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá

- Jean Baptiste Lamarck (1744-1829) là nhà tự nhiên học người Pháp, ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm về tiến hoá của sinh giới vào năm 1809.

- Quan điểm của Lamarck cho rằng: sinh vật luôn chủ động thích ứng với sự thay đổi chậm chạp của môi trường, chúng không ngừng vươn tới một tổ chức cơ thể phức tạp hơn, do đó không có loài nào bị đào thải. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm cho các sinh vật của một loài tổ tiên ban đầu chủ động biến đổi cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, qua nhiều thế hệ hình thành nhiều loài mới.

loading...
Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Larmack

II. Quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá

- Charles Darwin (1809-1882) là nhà tự nhiên học người Anh, trong tác phẩm Nguồn gốc các loài, được công bố vào năm 1859 đã đưa ra thuyết tiến hoá.

loading...
Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin

- Darwin gọi những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài là biến dị cá thể. Biến dị cá thể là vô hướng, phát sinh trong quá trình sinh sản. Những biến dị giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống được tích luỹ và di truyền cho thế hệ sau, biến dị bất lợi cho sinh vật bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Kết quả hình thành các loài sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường sống từ một loài ban đầu.

III. Một số luận điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

1. Tiến hoá nhỏ

- Quá trình biến đổi tần số allele, tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ gọi là tiến hoá nhỏ.

- Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Quần thể là đơn vị tiến hoá.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

- Quá trình tiến hoá chỉ diễn ra nếu trong quần thể có các biến dị di truyền (đột biến, biến dị tổ hợp) làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Ngoài ra, nguồn biến dị di truyền của quần thể còn được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ quần thể khác vào.

- Quá trình phát sinh đột biến và biến dị tổ hợp hình thành qua giao phối đã làm cho mỗi quần thể trở thành một kho dự trữ nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú, tạo nên tính đa dạng của quần thể.

3. Các nhân tố tiến hoá

Nhân tốĐặc điểm
Đột biếnLàm thay đổi tần số allele và tần số các kiểu gene của quần thể.
Di - nhập geneLà nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.
Chọn lọc tự nhiên

- Đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi, tạo điều kiện cho những cá thể có kiểu hình thích nghi sinh sản làm tăng số lượng cá thể.

- Làm thay đổi tần số các allele và tần số các kiểu gene, phá vỡ cân bằng cũ, thiết lập cân bằng mới trong quần thể.

Yếu tố ngẫu nhiênHiện tượng tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể bị thay đổi đột ngột bởi một yếu tố ngẫu nhiên nào đó gọi là biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
Giao phối không ngẫu nhiênLàm thay đổi tần số các kiểu gene trong quần thể.

4. Cơ chế tiến hoá lớn

- Sự thay đổi tần số allele, tần số kiểu gene của quần thể dẫn đến hình thành các loài có nhiều đặc điểm tương đồng. Quá trình tiến hoá diễn ra trong không gian địa lí rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ tạo ra các loài có nhiều đặc điểm khác biệt và có thể xếp vào các đơn vị phân loại trên loài được gọi là tiến hoá lớn.

loading...
Sơ đồ phát sinh chủng loại của sinh vật qua tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn