Bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 gp

Bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản

Tóm tắt lý thuyết

I - CHUẨN BỊ

  • Hai mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 8cm x 15cm và một mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm
  • Chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, thước, bút chì

II - THỰC HÀNH

Có 3 mũi khâu cơ bản

  • Mũi thường
  • Mũi đột mau
  • Khâu vắt

1. Khâu mũi thường (mũi tới)

a. Định nghĩa
  • Khâu mũi thường: là cách khâu dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn mũi nổi cách đều nhau
  • Nhìn ở mặt phải và trái giống nhau
  • Mũi khâu thường được sử dụng trong may nối , khâu vá quần áo , hoặc khi cần khâu lược (khâu lược mũi dài) 
b. Cách khâu
  • Vạch một đường thẳng ở giữa mãnh vải theo chiều dài bằng bút chì
  • Xâu chỉ vào kim, gút một đầu giữ mũi khâu khỏi tuột
  • Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải sang trái
  • Lên kim từ mặt trái vải (h1.a)
  • Xuống kim cách chỗ lên kim 0,2cm, tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 0,2cm (h1.b)
  • Khi có 3 – 4 mũi trên kim, rút kim lên và vuốt theo đường đã khâu cho phẳng (h1.c)
  • Khi khâu xong cần "lại mũi" (khâu thêm 1 đến 2 mũi tại mũi cuối) xuống kim sang mặt trái vòng chỉ qua đầu kim khóa mũi cho khỏi tuột

Hình 1. Khâu mũi thường

2. Khâu mũi đột mau

a. Định nghĩa
  • Mũi đột mau: là 1 phương pháp khâu mà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại từ 3-4 canh sợi sợi vải, rồi lại khâu tiến lên 1 khoảng 4 canh sợi vải
  • Mũi đột mau có các mũi khâu liền cạnh nhau, bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi khâu thường vì phải khâu từng mũi một
  • Mũi đột mau thường được dùng khi may nối hoặc may viền bọc mép 
b. Cách thực hiện
  • Vạch một đường thẳng ở giữa mãnh vải theo chiều dài bằng bút chì
  • Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại 0,25cm, lên kim về phía trước 0,25cm (h2.a)
  • Xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên, lên kim về phía trước 0,25cm (h2.b)
  • Cứ khâu như vậy cho đến hết đường (h2.c)
  • Lại mũi khi hết đường định khâu và thắt nút ở mặt trái

Hình  2. Khâu mũi đột mau

3. Khâu vắt

a. Định nghĩa
  • Khâu vắt: là phương pháp đính mép gấp của vải nền bằng các mũi chỉ vắt
  • Mũi khâu vắt thường dùng khi may viền gấp mép ở cổ áo hay gấu áo, gấu quần, viền gấp mép khăn mùi xoa
b. Cách thực hiện
  • Gấp mép vải lần thứ 1 xuống 0,5 cm, lần thứ 2 gấp tiếp xuống 1,5 cm khâu lượt cố định (h3.a)
  • Tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người khâu .Khâu từ phải sang trái từng mũi một ở mặt trái vải
  • Lên kim từ dưới nếp gấp vải, lấy 2-3 sợi vải mặt dưới rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi chặt vừa phải. Các mũi khâu vắt cách nhau 0,3 cm – 0,5 cm (h3.b)
  • Ở mặt phải nổi lên những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều nhau (h3.c)

Hình 3. Khâu vắt

Lời kết

Sau khi học xong bài thực hành Ôn tập một số mũi khâu cơ bản, hi vọng các em sẽ nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản, biết khâu một số sản phẩm đơn giản.

Khách