Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thứ tự thực hiện phép tính

Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

  • Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

    + Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

    + Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

  • Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

    Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

Ví dụ 1. Thực hiện các phép tính sau:

a) 27 - 12 : 4.2;

b) 265 - {150 - [ (84 - 80)2 : 2 + 20]}.

Giải:

a) 27 - 12 : 4.2 = 27 - 3.2 = 27 - 6 = 21.

b) 265 - {150 - [ (84 - 80)2 : 2 + 20]}

= 265 - { 150 - [4: 2 + 20]}

= 265 - {150 - [8 + 20]}

= 265 - {150 - 28}

= 265 - 122

= 143.

Ví dụ 2. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a) (12x - 82) : 29 = 4;

b) 5x - [(53 - 34) : 22] = 123.

Giải:

a) (12x - 82) : 29 = 4

12x - 64 = 4.29

12x - 64 = 116

12x = 116 + 64

12x = 180

    x = 180 : 12

    x = 15.

b) 5x - [(53 - 34) : 22] = 123

5x - [44 : 22] = 123

5x - 2 = 123

5x = 125

  x = 125 : 5

  x = 25.

​@1464673@@1464732@

2. Sử dụng máy tính cầm tay

Có nhiều loại máy tính cầm tay được sử dụng. Các máy đều có một số phím thường dùng như sau:

- Nút mở máy: 

- Nút tắt máy: 

- Các nút số từ 0 đến 9.

- Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia.

- Nút dấu "=" cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số.

- Nút xóa (xóa số vừa đưa vào bị nhầm): 

- Nút xóa toàn bộ phép tính (và kết quả) vừa thực hiện: 

- Nút dấu ngoặc trái và phải: 

- Nút tính lũy thừa: 

​@1464824@@1464920@