Bài 5. Sự cân bằng. Quán tính

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
2 gp

SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH

I, LÝ THUYẾT

1.Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Dưới tác dụng của lực cân bằng:

+ Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên

+ Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

=> Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Chú ý:

- Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.

- Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

- Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.

=> Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.

- Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic. Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.

2. Quán tính

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

- Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính- Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng chậm.

Ví dụ: Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu hãm phanh với lực có cùng độ lớn thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn.
II. LUYỆN TẬP

Bài 1: Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?

Bài 2: Vật nặng 0,5kg đặt trên mặt sàn nằm ngang

a) Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật.

b) Nếu vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang, có cường độ 2N. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 2N ứng với 1cm.

Bài 3: Đặt một chén nước trên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó.

                                                                     HẾT

 

Khách