Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHãy quan sát hình dưới đây. Đoạn thẳng màu cam nào dài hơn?
Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Trong ví dụ trên, muốn biết chính xác được chiều dài của các đoạn thẳng, ta cần dùng thước đo.
Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:
1 millimét (mm) | = 0,001 m | (1 m = 1 000 mm) |
1 xentimét (cm) | = 0,01 m | (1 m = 100 cm) |
1 đềximét (dm) | = 0,1 m | ( 1 m = 10 dm) |
1 kilômét (km) | = 1 000 m | (1 m = 0,001 km) |
❗ Ở một số nước trên thế giới, người ta thường dùng đơn vị là in (inch) và dặm (mile).
1 in = 2,54 cm và 1 dặm = 1 609 m
Màn hình máy tính, tivi thường đo bằng đơn vị in.
Ví dụ, màn hình tivi 40 in, nghĩa là đường chéo của nó dài 40 in, xấp xỉ 102 cm.
Để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị là năm ánh sáng.
1 năm ánh sáng \(\approx\) 9 461 tỉ km
Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau. Dưới đây là một số loại thước đo thông dụng.
Thước thẳng | Thước dây |
Thước cuộn | Thước kẹp (thước cặp) |
Mỗi thước đo đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
❗ Lưu ý: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý:
Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:
Đơn vị đo thể thích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L).
1 m3 = 1 000 L
1 mL = 1 cm3
Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ:
Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ:
1. Đơn vị cơ bản đo độ dài trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu là m.
2. Để đo chiều dài có thể sử dụng thước thẳng, thước cuộn, thước dây,...
3. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
4. ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
5. Khi đo cần thực hiện đúng các quy tắc đo (5 bước).