Bài 5. Bảo vệ di sản văn hóa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam

- Di sản văn hoá là những sàn phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hoá gồm:

       + Di sản văn hoá vật thể 

Vịnh Hạ Long.

Phố cổ Hội An.

Quần thể di tích Cố đô Huế

       + Di sản văn hoá phi vật thể 

Nghệ thuật múa rối nước.

Nghệ thuật biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Dân ca quan họ Bắc Ninh.

2. Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

@2096113@

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hoá

Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bào vệ di sản văn hoá, thể hiện ở Luật Di sản văn hoá năm 2001.

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá; hoặc thấy di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Chuyển giao di sản văn hoá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hoá;

Giáo viên, học sinh tham quan và học lịch sử tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

- Giữ gìn các di sản văn hoá;

Các bạn trẻ đang học hát xẩm, góp phần gìn giữ làn điệu dân ca này.

- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. 

1. Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Di sản văn hoá bao gồm:di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

2. Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức,kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.

3. Mỗi học sinh cần phải tôn trọng,tự hào,giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.