Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácHình 1.Thực phẩm chứa chất béo.
Thí nghiệm 1: Thử tính tan của chất béo trong nước và trong xăng.
Hiện tượng: Chất béo không tan trong nước những tan được trong xăng.
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm so sánh khối lượng riêng của nước và chất béo
Nước đã được hòa tan hợp chất hóa học để có màu sắc dễ quan sát hơn.
Hiện tượng: Chất béo nhẹ hơn nước, nổi lên trên bề mặt của nước.
Kết luận: Vậy dầu thực vật ở thể lỏng còn mỡ động vật ở thể rắn ở điều kiện thường. Chất béo nói chung nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như xăng, benzen, dầu hỏa...
Bằng các phương pháp phân tích người ta xác định được:
Phản ứng quan trọng nhất của chất béo là phản ứng thủy phân.
Khi đun nóng chất béo với nước, có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạ ra các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH(axit béo) + C3H5(OH)3(glixerol)
Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Hình 2: Biểu đồ năng lượng tỏa khi oxi hóa thức ăn
1. Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với axit béo và có công thức chung là (RCOO)3C3H5.
2. Chất béo có nhiều trong mỡ của động vật, trong một số loại hạt và quả.
3. Chất béo bị thủy phân trong dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm.
4. Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!