Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống của sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

BÀI 43:  ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM

 

I/ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

 - Nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật.

- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 oC đến 50oC. Tuy nhiên cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

- Sinh vật được chia 2 nhóm:   + Sinh vật biến nhiệt. VD: thực vật, động vật không xương sống, lớp cá, lo71o lưỡng cư, lớp bò sát

+ Sinh vật hằng nhiệt. VD: Lớp chim, lớp thú, con người

II/ Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật

- Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.

- Thực vật chia 2 nhóm: + Nhóm ưa ẩm. VD: rong, rêu, sen, súng,...

+ Nhóm chịu hạn. VD: xương rồng, tre, ...

- Động vật chia 2 nhóm:+ Nhóm ưa ẩm . VD: ếch nhái, cá, tôm,...

+ Nhóm ưa khô . VD: thằn lằn, lạc đà, chim,...

---------------------------------------------------------------------------------------------

CÂU HỎI & BÀI TẬP

 

Câu 1: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc vđiểm hình thái và sinh lý của sinh vật như thế nào ?

Câu 2: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao ?

Khách