Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Bài 1: Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?

A. dd NaOH        B. dd NH3        C. dd HCl        D. dd HNO3

Bài 2: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quì tím        B. Bột kẽm        C. Na2CO3        D. A hoặc B

Bài 3: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?

A. Quì tím        B. Phenolphtalein        C. AgNO3        D. Na2CO3

Bài 4: Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên ?

A. dd HCl        B. dd NaOH        C. Ba(OH)2        D. dd KOH

Bài 5: Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

A. Quì tím        B. BaCO3        C. Al        D. Zn

Bài 6: Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?

A. dd H2SO4        B. dd Na2SO4        C. dd NaOH        D. dd NH4NO3

Bài 7: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2 ?

A. dd AgNO3        B. dd HNO3        C. dd NaOH        D. dd H2SO4.

Bài 8: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

A. Quì tím        B. dd NaOH        C. dd Ba(OH)2        D. dd BaCl2

Bài 9: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

A. dd NaOH        B. dd NH3        C. dd Na2CO3        D. Quì tím

Bài 10: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

A. dd HCl        B. Nước Brom        C. dd Ca(OH)2        D. dd H2SO4

Bài 11: Phân biệt các dung dịch sau : (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2CO3 bằng phương pháp hoá học với hoá chất duy nhất là

A. NaOH. B. Ba(OH)2 C, HCl, D. H2SO4

Bài 12: Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên

A. Dung dich BaCl2.

B. Dung dich phenolphtalein.

C. Dung dich NaHCO3.

D. Quỳ tím.

Bài 13: Thuốc thử nào dưới đây nhận biết được 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al(NO3)3 (chỉ dùng một lần thử với mỗi dung dịch) ?

A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl

C. dung dịch BaCl2. D, dung dịch H2SO4.

Bài 14: Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên ?

A. H2SO4 đặc nguội B. HCl loãng, đun nóng

C. HNO3 loãng D, H2SO4 loãng

Bài 15: Cho sơ đồ mô tả thí nghiệm như hình vẽ :

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Để dung dịch Br2 trong bình tam giác mất màu thì dung dịch X và chất rắn Y là

A, H2SO4 và NaNO3. B. H2SO4 và CaCO3.

C. H2SO4 và Na2SO3. D. H2SO4 và Ca3(PO4)2

Bài 16: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt : CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4H2SO4, NH4NO3, người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?

A. Kim loại K B. Kim loại Ba

C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2

Bài 17: Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4, để thu được NaCl tinh khiết, người ta lần lượt dùng các dung dịch

A. NaOH dư, Na2CO3 dư, H2SO4 dư, rồi cô cạn.

B. BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.

C. Na2CO3 dư, HCl dư, BaCl2 dư, rồi cô cạn.

D. Ba(OH)2 dư, Na2SO4 dư, HCl dư, rồi cô cạn.

Bài 18: Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch (có cùng nồng độ) KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là:

A. khí O2 và dung dịch NaOH.

B. khí Cl2 và hồ tính bột.

C. brom long và benzen.

D. tính bột và brom lỏng.

Bài 19: Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Gía trị của a là:

A. 0,275      B.0,55

C. 0,11      D. 0,265

Bài 20: Chuẩn độ CH3COOH bằng dung dịch NaOH 0,1M. Kết quả thu được bảng sau đây:

 Lần 1Lần 2Lần 3
VCH3COOH (ml)101010
VNaOH (ml)12,412,212,6

Vậy khối lượng CH3COOH có trong 1 lít dung dịch là:

A. 7,44      B. 6,6

C. 5,4      D. 6,0

Bài 21: Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2 ?

A. 35,5ml      B. 36,5ml

C. 37,5ml      D.38,5ml

Bài 22: Chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 aM cần dùng 16,5ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Gía trị của a là?

A.0,07      B. 0,08

C.0,065      D.0,068

Bài 23: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch Na2CO3 dư

C. Dung dịch NaHCO3 dư

D. Dung dịch AgNO3 dư

Bài 24: Để tách riêng các ion Fe3+, Al3+, Cu2+ ra khỏi hỗn hợp thì có thể dùng các hóa chất nào sau đây?

A. Các dung dịch KOH, NH3, H2SO4

B. Các dung dịch NH3, H2SO4, HCl

C. Các dung dịch H2SO4, KOH, BaCl2

D. Các dung dịch H2SO4, NH3, HNO3

Bài 25: Có 3 khí SO2; CO2; H2S. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được cả 3 khí trên?

A. Dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch Br2

C. Dung dịch HCl

BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất riêng biệt sau:

a) BaO, MgO, CuO

b) HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl

c) CO, CO2, SO2

Hướng dẫn:

- Trích các mẫu thử vào các ống nghiệm riêng biệt đã đánh số theo thứ tự để nhận biết.

a) Hoà tan 3 oxit kim loại bằng nước → Nhận biết được BaO tan tạo dung dịch trong suốt: BaO + H2O → Ba(OH)2

Hai oxit còn lại cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo dung dịch màu xanh.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b) Dùng quỳ tím → nhận biết HCl vì làm quỳ tím hoá đỏ, NaOH làm quỳ tím hoá xanh, Na2SO4 và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.

Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch không làm đổi màu quỳ tím → Na2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, NaCl không phản ứng.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa trắng) + 2NaCl

c) Dẫn từng khí qua dung dịch nước brom nhận biết SO2 làm mất màu nước brom.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong → nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong, CO không phản ứng.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Bài 2: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO.

Hướng dẫn:

Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tạo dung dịch trong suốt, còn Al2O3 và BaCO3 không tan.

Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước → Al2O3 tan, BaCO3 không tan.

CaO + H2O → Ca(OH)2

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

Bài 3: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: Na2CO3, HCl, BaCl2

Hướng dẫn:

- Trích mẫu thử của từng dung dịch vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.

- Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm, ta có kết quả như bảng sau:

 Na2CO3HClBaCl2
Na2CO3 ↓ trắng
HCl Không phản ứng
BaCl2↓ trắngKhông phản ứng 

Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo khí và có kết tủa trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử nào tạo khí là HCl, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Thảo Phương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 7 2021 lúc 10:21) 0 lượt thích

Khách