Nội dung lý thuyết
- Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.
- Các đại lượng biểu thị cho sinh trường của cây rừng:
+ Sự tăng trưởng đường kính.
+ Chiều cao.
+ Thể tích cây.
- Dựa vào tốc độ sinh trưởng, cây rừng được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm cây sinh trường nhanh.
+ Nhóm cây sinh trưởng chậm.
- Là quá trình biến đối về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây.
- Không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
- Sinh trưởng cây rừng tích luỹ vật chất làm điều kiện để cây rừng phát triển.
- Phát triển là tiền đề cho một giai đoạn sinh trưởng mới của cây rừng và tạo ra thế hệ cây rừng mới.
- Là giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây ra hoa lần thứ nhất.
- Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh, cây đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc.
- Giai đoạn này tính chống chịu của cây kém, mẫn cảm với tác động của các điều kiện bất lợi như:
+ Hạn hán.
+ Nắng nóng.
+ Sâu, bệnh hại,...
- Giai đoạn này cần tập trung chăm sóc tốt cây rừng.
- Là giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
- Sinh trưởng của cây vẫn diễn ra mạnh mẽ; lượng hoa; quả tăng dần.
- Tán cây dần hình thành, sức đề kháng cao hơn.
- Năng suất và chất lượng lâm sản vẫn chưa ổn định.
- Tiếp tục các biện pháp chăm sóc và tỉa thưa cây rừng.
- Là giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
- Cây sinh trưởng chậm lại, tán cây đã định hình.
- Năng suất và chất lượng lâm sản tương đối ổn định.
- Khả năng ra hoa, đậu quả mạnh nhất.
- Đối với rừng giống, đây là giai đoạn kinh doanh hạt giống tốt nhất.
- Đối với rừng sản xuất, cần tập trung bảo vệ và tiến hành khai thác rừng.
- Là giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng, phát triển.
- Tăng trưởng hàng năm giảm rồi ngừng hẳn.
- Các quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, cây thường bị sâu, bệnh hại, già cỗi và chết.
- Với rừng phòng hộ:
+ Nên khai thác các cây già cối để tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng.
+ Tạo không gian dinh dưỡng cho các cây còn lại.