Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

BÀI 4. NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG

Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập                                         B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập                                        D. Nhiều mặt đối lập.

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn                                                  B. Xung đột

C. Phát triển                                                   D. Vận động.

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau                                                  B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau                                           D. Ngược chiều nhau

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập                      B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập                       D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.                        B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập                        D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 8. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập                    B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập                       D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 9. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp                                                           B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể                                                        D. Một cấu trúc

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn

B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến

B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng

C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai

Câu 13. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.

B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực

D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 14. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.

B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau

C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.

D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Câu 15. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn

A. Xung đột với nhau                         B. Có xu hướng ngược chiều nhau

C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau                  D. Mâu thuẫn với nhau.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn

B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau

D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng?

A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.

B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.

C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.

D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.

Câu 19. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Bảng đen và phấn trắng                             B. Thước dài và thước ngắn

C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Cây cao và cây thấp.

Câu 20. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

A. Quy luật tồn tại của sinh vật                     B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập         D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng và chất                    B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự phủ định biện chứng.                           D. Sự chuyển hóa của các sự vật

Câu 22. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

Câu 23. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.                   B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.                                   D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 24. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.                 B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.                       D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Câu 25. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 26. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :

A. Các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài xích, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho

nhau.

B. Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau

C. Các mặt đối lập luôn tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau

D. Các mặt đối lập triệt tiêu nhau.

Câu 27. Hiểu như thế nào không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể

B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau

C. Không mặt này thì không có mặt kia

D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 28. Mặt đối lập của mâu thuẫn là:

A. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau

B. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau

C. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều

D. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.

Câu 29. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?

A. Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực

B. Sự vật hiện tượng tự mất đi được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác

C. Sự vật, hiện tượng phát triển

D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.

Câu 30. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ?

A. Các mặt đối lập còn tồn tại

B. Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác

C. Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau

D. Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại

Câu 31.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm  triết học?

A. thuẫn giữa giai cấp thống trị giai cấp bị trị trong hội có giai cấp đối kháng,

B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực các học sinh cá biệt trong lớp,

C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau.

D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế yêu cầu bảo vệ môi trường.

 

 

Khách