Bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật học

Cây nhãn thuộc họ Bồ hòn là một trong những loại cây ăn quả chủ lực của nước ta.

a. Bộ rễ

- Là hệ rễ cọc, bộ rễ ăn sâu và rộng, ở những vùng đất tơi xốp

- Rễ có thể ăn sâu từ 4m đến 5m và ăn rộng hơn so với tán từ 1 đến 3 lần.

- Rễ tập trung chủ yếu ở khu vực hình chiếu tán và tầng sâu khoảng 0 - 50cm.

b. Thân, cành

- Là cây thân gỗ, nhiều cành.

- Một năm, cây nhãn có thể ra từ 3 đến 5 đợt cành, 3 đợt chính là:

+ Cành xuân.

+ Cành thu.

+ Cành hè.

- Khi trồng cần căn cứ vào đường kính tán của từng giống để bố trí khoảng cách trồng phù hợp.

c. Lá

Lá nhãn.hoc24

- Có lá kép lông chim, mọc so le, lá xanh quanh năm.

- Mỗi lá dài khoảng 15 - 25cm với từ 6 đến 10 lá chét ở bên.

- Các lá non mới mọc có màu đỏ tím hay đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.

d. Hoa

Hoa cái.hoc24

- Hoa nhãn nhỏ, màu vàng lục đến hơi nâu, mọc thành chùm ở đầu cành hay nách lá.

- Có ba loại hoa:

+ Hoa cải.

+ Hoa đực.

+ Hoa lưỡng tính.

- Số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính.

d. Quả

Quả nhãn.hoc24

- Hình thành chủ yếu từ hoa cái:

+ Có hình tròn, vỏ ngoài nhẵn.

+ Màu vàng tươi đến xám tùy theo giống.

+ Hạt màu đen.

- Thịt quả màu trắng đục, tỉ lệ thịt quả chiếm từ 25% đến 65%.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a. Nhiệt độ

- Là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

- Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 21°C đến 27°C.

- Đối với các giống nhãn miền Bắc:

+ Chủ yếu nguồn gốc á nhiệt đới.

+ Phân hóa được mầm hoa tốt cần có nhiệt độ thấp trên dưới 10°C (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau).

- Đối với các giống nhãn miền Nam:

+ Chủ yếu nguồn gốc nhiệt đới.

+ Đòi hỏi có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 17°C đến 22°C (8 tuần đến 10 tuần) để kích thích sự ra hoa.

b. Lượng mưa và độ ẩm

- Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài.

- Lượng mưa thích hợp cho cây nhân sinh trưởng, phát triển trong khoảng 1200 - 1600 mm/năm, độ ẩm không khí từ 70% đến 90%.

- Cần nhiều nước trong thời kì ra hoa và sinh trưởng của quả, cần ít nước trong thời kì quả chín.

- Trong thời kì nở hoa, nếu mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa, tỉ lệ đậu quả sẽ thấp.

c. Ánh sáng

- Là cây ưa sáng, ánh sáng chiếu được vào bên trong tản giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Tuy nhiên:

+ Các giống nhãn ở miền Bắc không thích hợp với ánh sáng có cường độ mạnh.

+ Các giống nhãn ở miền Nam nếu bị rợp bóng, cây sẽ cho ít quá, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh sáng mới ra hoa, đậu quả tốt.

d. Đất trồng

Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất kế cả các vùng đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, đất trồng nhăn thích hợp nhất là đất cát, cát pha và phù sa ven sông, độ pH từ 5,5 đến 6,4.

e. Gió

- Nhãn là cây giao phấn, vì vậy gió có tác dụng hỗ trợ hoa thụ phấn, thụ tinh.

- Tuy nhiên, nếu gió to có thể làm rụng hoa, rụng quả, gây cảnh, thậm chí đồ cây.

=> Cần trồng cây chắn gió thích hợp cho vườn trồng nhăn; cắt tỉa thường xuyên để tạo độ thông thoáng và khống chế chiều cao của tán cây nhằm hạn chế tác động của gió.

II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 

1. Kĩ thuật trồng

a. Thời vụ

Trồng tốt nhất là vào màu mưa.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: tháng 6 đến tháng 7.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.

- Miền Bắc: thời điểm trồng thích hợp là vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).

b. Khoảng cách

Khoảng cách trồng phù hợp là cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 7 m, tương đương với mật độ khoảng 280 cây/ha.

c. Chuẩn bị hố trồng

- Đào hố bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuồng, cuốc,...).

- Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng. 

d. Trồng cây

- Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao.

- Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo.

- Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây.

- Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh gốc cây.

2. Kĩ thuật chăm sóc

a. Làm cỏ, vun xới

- Làm cỏ, vun xới xung quanh gốc từ 2 lần đến 3 lần/năm trong phạm vi tán cây.

- Có thể trồng xen cây họ Đậu để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại.

b. Bón phân thúc

* Lượng bón

Lượng phân bón thúc hằng năm cho cây nhãn tiến hành theo Bảng 4.2 SGK.

* Thời điểm và mục đích bón phân:

- Thời kì kiến thiết cơ bản:

+ Lượng phân bón được chia đều làm 4 đến 5 lần, bón vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 để cây phát triển bộ khung tán, tạo cơ sở cho sự hình thành năng suất ở thời kì sau.

+ Toàn bộ lượng phân hữu cơ được bón một lần vào cuối năm.

- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần.

* Cách bón:

- Đối với bón lần 1 (bón sau thu hoạch quả):

+ Kết hợp bón phân vô cơ với toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh rộng khoảng 20 – 30 cm.

+ Sâu khoảng 15-20 cm xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán, rải phân hữu cơ xuống trước.

+ Sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

- Các lần bón sau: Hoà tan phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán cây (cách gốc khoảng 50 cm):

+ Tưới nước để phân tan và ngấm vào đất.

+ Sau đó tưới giữ ẩm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.

c. Tưới nước

- Thời kì kiến thiết cơ bản:

+ Cần tưới nước đầy đủ để cây nhãn sinh trưởng nhanh, tạo bộ khung tán khoẻ mạnh, đủ lớn để bước vào thời kì kinh doanh.

+ Định kì một tuần đến hai tuần tưới một lần; tuỳ theo tuổi cây, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.

- Thời kì kinh doanh: Tưới nhiều nước sau những đợt bón phân. Lượng nước và sốlần tưới cụ thể như sau:

+ Giai đoạn cây phân hoá mầm hoa (tháng 11 – 12): Chỉ tưới khi cây có hiện tượng héo hoặc tình trạng đất quá khô kéo dài, lượng nước tưới từ 25 lít đến 40 lít/cây.

+ Giai đoạn quả thành thục và chín (cuối tháng 5 đến thu hoạch): Chỉ tưới khi nắng nóng kéo dài, lượng nước tưới từ 25 lít đến 40 lít/cây.

+ Các giai đoạn còn lại: Định kì 15 ngày tưới một lần, lượng nước tưới từ 50 lít đến 80 lít/cây.

=> Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm.

để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ

* Một số loại sâu hại

- Bọ xít nâu: bọ xít qua động trên cây nhãn, sau đó đẻ trứng.

Bọ xít nâu hại nhãn.hoc24

- Sâu đục quả: có nhiều loại sâu đục quả nhãn, chúng gây hại từ khi quả mới hình thành đến quả chín.

Sâu đục quả.hoc24

- Sâu đục thân: trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ cây.

Sâu đục thân.hoc24

- Sâu đục gốc: sâu non đục chủ yếu ở phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc cách mặt đất.

Sâu đục gốc nhãn.hoc24

* Một số bệnh hại

Bệnh thối quả.hoc24

- Bệnh chổi rồng.

- Bệnh thối quả.

- Bệnh phấn trắng.

- Bệnh khô cháy hoa.

* Biện pháp phòng, trừ

- Vệ sinh vườn, cắt tỉa cho cây thông thoáng.

- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh.

- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng:

+ Trị bệnh.

+ Truyền bệnh.

III. KĨ THUẬT CẮT TỈA, TẠO TÁN

1. Thời kì kiến thiết cơ bản

- Khi cây có chiều cao khoảng 0,8 – 1,0 m, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.

- Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,5 – 0,7 m, tiến hành bấm ngọn cành cấp 1 để tạo các cành cấp 2, cứ như vậy cho đến khi cây có bộ khung, tán phân bố đều.

2. Thời kì kinh doanh

- Sau khi thu hoạch, cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành bị sâu, bệnh, cành bị che sáng bên trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất và cành đứng ở trung tâm tán cây, tạo cho cây thông thoáng.

- Khi cây ra hoa, đậu quả, tiến hành tỉa bỏ các chùm hoa, quả tỉa bị sâu, bệnh và các chùm hoa, quả nhỏ.

IV. KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN RA HOA, ĐẬU QUẢ

1. Thúc đẩy khả năng ra hoa

- Khoanh vỏ:

+ Thực hiện vào tháng 12, dùng dụng cụ chuyên dụng khoanh một vòng khép kín tại cành cấp 1 hoặc cấp 2 ở độ cao từ 0,5 m đến 1,5 m so với mặt đất, độ rộng vết khoanh khoảng 0,3 – 0,5 cm.

+ Đối với những cây sinh trưởng khoẻ, sau khi khoanh khoảng 15 – 20 ngày có thể khoanh thêm lần 2 với độ rộng vết khoanh khoảng 0,1 – 0,2 cm.

- Chặn rễ: Làm đứt bớt các rễ ở phần bề mặt nhằm ức chế sinh trưởng của cây.

Cây nhãn đã được khoanh vỏ.hoc24

- Sử dụng hoá chất:

+ Tưới KCIO3 vào giai đoạn lộc thành thục để kích thích phân hoá mầm hoa.

+ Sau đó tưới nước, giữ ẩm liên tục từ 5 đến 7 ngày.

2. Tăng khả năng đậu quả

Bón bổ sung qua là một số loại phân bón đa lượng (N, P, K,...), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn,...) và chất điều hoà sinh trưởng (G-NAA, GAg...) vào thời kì cây ra hoa, đậu quả.

=> Để tăng khả năng đậu quả và ngăn rụng quả.