Bài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
5 coin

ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC 

I. CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC VÀ CHÌM TRONG NƯỚC

1. Dùng bình chia độ

- Mô tả cách đo thể tích hòn đá ở H.4.2

  • Đổ nước vào bình chia độ, thể tích nước V1 = 150 cm3
  • Thả vật chìm hẳn trong nước bình chia độ, ta có thể tích nước + đá V2 = 200 cm3
  • Thể tích hòn đá V = V2 - V1 = 200 - 150 = 50 cm3

*Nhận xét : Muốn tính thể tích vật rắn không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ, ta làm theo các bước sau :

  • Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là V1
  • Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích nước + vật là V2
  • Thể tích vật V = V2 - V1

2. Dùng bình tràn

- Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ như H.4.3 ta phải làm gì để đo thể tích của nó ?

Giải bài C2 trang 15 SGK Vật Lý 6 | Hay nhất Giải bài tập Vật Lí 6

- Mô tả cách làm ở H.4.3

  • Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa
  • Thả hòn đá chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa
  • Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ
  • Thể tích hòn đá V = Vnước bình chia độ = 80 cm3

*Nhận xét : Muốn đo thể tích vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình tràn và thực hiện như sau :

  • Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa
  • Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa
  • Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ
  • Thể tích vật V = Vnước bình chia độ​

3. Rút ra kết luận

a) Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích vật.
 

Khách