Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNhững năm đầu của thế kỉ XX. Người ta cho rằng các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục, như quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Đó là mô hình mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho, Bo (N.Bohr) và Zom-mơ-phen (A.Sommerfeld).
Mô hình này có tác dụng rất lớn đến sự phát triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử, nhưng không đầy đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử.
Ngày nay, người ta đã biết các electron chuyển động rất nhanh (tốc độ hàng nghìn km/s) trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử và không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
Số electron ở vỏ nguyên tử của một nguyên tố đúng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử và cũng bằng số hiệu nuyên tử (Z) hay số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. Chẳng hạn, vỏ của nguyên tử hiđro (Z = 1) có 1 electron, vỏ của nguyên tử Cl (Z = 17) có 17 electron, vỏ của nguyên tử vàng (Z = 79) có tới 79 electron,... Vậy các electron được phân bố như thế nào?
Các kết quả nghiên cứu cho thấy chúng phải phân bố theo những quy luật nhất định.
Mỗi lớp electron lại chia thành các phân lớp.
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.
Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s, ở phân lớp p được gọi là các electron p...
Số electron tối đa trong một phân lớp như sau:
Phân lớp | Số electron tối đa |
s | 2 |
p | 6 |
d | 10 |
f | 14 |
Phân lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hoà. Từ đó suy ra số electron tối đa trong một lớp:
Từ các ví dụ trên ta rút ra công thức: Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!