Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácPHÓNG XẠ
I. Hiện tượng phóng xạ
1. Định nghĩa hiện tượng phóng xạ
2. Các dạng phóng xạ
a. Phóng xạ \(\alpha\)
Hạt nhân mẹ phân rã tạo thành hạt nhân con, đồng thời phát ra tia phóng xạ \(\alpha\) với các đặc điểm:
b. Phóng xạ \(\beta^-\)
Phóng xạ \(\beta^-\) là quá trình phát ra tia \(\beta^-\). Tia \(\beta^-\) là dòng các êlectron (\(^0_{-1}e\)).
c. Phóng xạ \(\beta^+\)
Phóng xạ \(\beta^+\) là quá trình phát ra tia \(\beta^+\). Tia \(\beta^+\) là dòng các pôzitron (\(^0_1e\)).
d. Phóng xạ \(\gamma\)
Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ \(\alpha,\beta^-,\beta^+\) được tạo ra trong trạng thái kích thích, do đó xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra tia \(\gamma\).
Tia \(\gamma\) đi được vài m trong bê tông và và cm trong chì.
II. Định luật phóng xạ
1. Đặc tính của quá trình phóng xạ
2. Định luật phóng xạ
Xét một mẫu phóng xạ ban đầu có \(N_0\) hạt nhân. Số hạt nhân còn lại chưa phóng xạ sau thời gian \(t\) là
\(N (t) = N_0e^{-\lambda t}\)
Ta thấy rằng số hạt nhân phóng xạ giảm theo hàm mũ. Quy luật này được biểu diễn bằng đồ thị sau.
Chu kì bán rã
Chu kì bán rã \(T\) là đại lượng đặc trưng cho chất phóng xạ. Cứ sau khoảng thời gian \(T\) thì các hạt nhân còn lại là 50% (phân rã 50%).
Khi đó
\(N=\frac{N_0}{2}=N_0e^{-\lambda T}\)
Do vậy
\(T=\frac{ln2}{\lambda}=\frac{0,693}{\lambda}\)
\(\lambda \) được gọi là hằng số phóng xạ, cũng đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ.
III. Đồng vị phóng xạ nhân tạo
Có hai loại đồng vị phóng xạ:
Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.
Ví dụ: phương pháp định tuổi bằng đồng vị \(^{14}C\) cho phép xác định niên đại của một vật thể cổ nào đó, hay xác định thời gian từ lúc vật thể chết đi cho đến nay. Phương pháp này cho phép tính được các khoảng thời gian từ 5 đến 55 thế kỉ.
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 10 2023 lúc 16:00) | 0 lượt thích |