Bài 35 : Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

1/ Khái quát chung

-Thuận lợi: điều kiện tự nhiên đa dạng, lãnh thổ kéo dài, vùng biển mở rộng thuận lợi cho phát triển cơ cấu kinh tế đa ngành

- Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai: bão, lũ, khô hạn, gió Lào…

2/ Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp

 a/ Lí do để hình thành cơ cấu nông lâm ngư

Lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có đồi núi, đồng bằng, biển

b/ Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

* Tiềm năng

- Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên.

- Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị (voi, bò tót…)

- Nhiều trung tâm chế biến gỗ và lâm sản

*Hiện trạng 

-Nhiều lâm trường hình thành khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng

-Rừng sản xuất 34% diện tích, rừng phòng hộ 50%, rừng đặc dụng 16%

c/ Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

*Thế mạnh

-Vùng đồi trước núi có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc

-Diện tích đất badan khá màu mỡ → Trồng cây công nghiệp lâu năm

-Vùng đồng bằng ven biển có nhiều đất cát pha thuận lợi hình thành cây công nghiệp hàng năm và vùng lúa thâm canh

*Hiện trạng

- Đàn bò có 1,1 triệu con, (1/5 cả nước)

- Đàn trâu có 750 000 con, (1/4 cả nước)

- Hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, hàng năm

  • Cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng trị
  • Cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị
  • Chè ở Nghệ An

- Bình quân lương thực có tăng nhưng vẫn còn thấp 348 kg/người (năm 2005)

d/ Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

*Thế mạnh

-Tỉnh nào cũng giáp biển và phát triển nuôi trồng - đánh bắt thủy sản

- Vùng biển có nhiều vịnh đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

-Người dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản.

*Hiện trạng

-Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ,nước mặn phát triển khá nhanh đã làm thay đổi rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển

-Các tỉnh khai thác, đánh bắt nhiều:.....

3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

a/ Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa

- Một số ngành CN trọng điểm

+ Công nghiệp khai thác crom, thiếc

+ Công nghiệp sản xuất xi măng: Bỉm Sơn, Nghi Sơn , Hoàng Mai

+ Công nghiệp  sản xuất thép: Hà tĩnh

+ Các nhà máy thủy điện: Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào quán

- Các TTCN chuyên môn hóa: phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau.

b/ Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT

- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng

- Mạng lưới giao thông: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất

- Các tuyến đường ngang như: quốc lộ 7, 8, 9.

-  Đường Hồ Chí Minh hoàn thành thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng phía Tây

- Tuyến hành lang giao thông Đông-Tây cũng đã hình thành, hàng loạt cửa khẩu mở ra như: Lao Bảo, thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng.

- Hầm đường bộ qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển Bắc-Nam

- Hệ thống sân bay, cảng biển đang được đầu tư xây dựng & nâng cấp hiện đại như............