Bài 35. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng phân bố các ngành dịch vụ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ

Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

a. Cơ cấu

- Dịch vụ kinh doanh (sx): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

- Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng.

- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).

b. Vai trò

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ, đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

- Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lười ngành dịch vụ.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lười ngành dịch vụ.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu dịch vụ.

- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

@66700@@11824@@11821@

3. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới

- Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển: trên 50%,các nước đang phát triển khoảng 30%.

- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%

- Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).

Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước, năm 2001.

Dịch vụ là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Có vai trò thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế, thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, góp phần sử dụng nguồn lao động, tạo việc làm, tạo điều kiện khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.