Bài 33 : Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Đồng bằng sông Hồng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

 VẤN ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

1/ Các thế mạnh, hạn chế của vùng chủ yếu của vùng

a/ Thế mạnh

* Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, giáp Trung du miền núi Bắc bộ, Bắc trung bộ, vịnh Bắc bộ, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế

* Tài nguyên thiên nhiên

- Diện tích đất nông nghiệp lớn 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ và giá trị nông nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế : hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng phát triển KT biển, du lịch.

- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.

b/ Hạn chế

- Một số tài nguyên bị xuống cấp.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra.

- Số dân, mật độ dân số cao so với cả nước.

- Vấn đề việc làm còn nan giải.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

c/ Vấn đề cần giải quyết

- Quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.

- Sức ép việc làm.

2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a/ Nguyên nhân

-Do vai trò đặc biệt của ĐBSH: nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng trọng điểm LTTP lớn thứ 2 của cả nước...

-Cơ cấu KT của ĐBSH trước đây có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển KTXH hiện nay và trong tương lai.

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh vốn có của vùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

b/Thực trạng

  Cơ cấu kinh tế  đang có sự chuyển dịch  tích cực nhưng còn chậm.

- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III

- Có sự chuyển dịch trong nội bộ ngành

c/Định hướng

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề XH và môi trường

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế

  + Trong khu vực I:

  • Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
  •  Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.

  + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…

  + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo