Nội dung lý thuyết
- Di truyền là quá trình truyền đặc điểm của sinh vật qua các thế hệ.
- Biến dị là hiện tượng cá thể được sinh ra trong cùng một thế hệ có những đặc điểm khác nhau và khác với các cá thể ở thế hệ trước.
⇒ Di truyền và biến dị là hai đặc tính cơ bản của sự sống diễn ra song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu tính di truyền và biến dị của sinh vật.
- Sự di truyền và biến dị ở sinh vật được quy định bởi vật chất di truyền
- Nucleic acid là hợp chất đa phân (polymer) được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotide.
- Tên của các nucleotide được gọi theo tên của các nitrogenous base là Adenine (A), Guanine (G), Cytosine (C), Thymine (T) và Uracil (U).
- Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo nên chuỗi polynucleotide.
- Chuỗi polynucleotide có chiều 5' - 3' được xác định dựa vào nucleotide ở mỗi đầu của chuỗi:
- Hai nucleic acid chính bao gồm DNA và RNA.
- DNA được cấu tạo từ các deoxyribonucleotide, gồm bốn loại: A, G, C và T.
- Theo mô hình của James Dewey Watson và Francis Crick (1953), phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide xoắn phải, song song và ngược chiều (hình 33.2a). Nitrogenous base của hai mạch polynucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen (hình 33.2b).
Thông tin di truyền được mã hoá dưới dạng trình tự nucleotide. Sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của bốn loại nucleotide tạo nên tính đa dạng của phân tử DNA, từ đó tạo nên sự đa dạng của sinh vật. Phân tử DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.