Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

BÀI 32

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

 

1.Cách mạng công nghiệp ở Anh

a. Tiền đề của cuộc Cách mạng công nghiệp

- Cách mạng nổ ra sớm chính quyền thuộc về tay giai cấp tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

- Có nguồn vốn (tư bản) lớn

- Có nguồn nhân công dồi dào

- Có thị trường rộng lớn với hệ thống các thuộc địa

- Sự tiến bộ của kỹ thuật

=> Anh là nước đầu tiên tiến hành Cách mạng công nghiệp.

b. Những phát minh về máy móc

-Công nghiệp nhẹ:

+ Năm 1764 Giêm Hagrivơ phát minh ra máy kéo sợi Gienni sử dụng từ 16-18 cọc suốt năng suất tăng từ 16-18 lần.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước

+ Năm 1785 Et-mơn-cacrai chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước đưa năng suất lao động tăng gần 40 lần so với dệt tay.

- Năm 1784, Giêm oát phát minh ra máy hơi nước và được đưa vào sử dụng.

- Luyện kim:

+Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc

+ Năm 1784 lò luyện gang đầu tiên ra đời

- Giao thông vận tải:

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên

c. Ý nghĩa cách mạng công nghiệp Anh

- Đến thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “công xưởng thế giới”

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng cao

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức: (Sgk)

3. Hệ qủa của cách mạng công nghiệp

-Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

+ Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

-Về xã hội:

+ Thúc đẩy sự ra đời và trưởng thành của 2 giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản không ngừng tăng lên trở thành mâu thuẫn của thời đại.

Khách