Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Xu thế đa cực thể hiện rõ nét từ đầu thế kỉ XXI.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. 

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế toàn cầu hoá: sự phát triển thương mại quốc tế, mở rộng công ty xuyên quốc gia...

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

a. Khái niệm đa cực

- Khái niệm: chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối, không có một cực trung tâm quyền lực thông trị, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu. 

- Khái niệm được dùng để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

 b. Xu thế đa cực

- Tình hình thế giới:

+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.

+ Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực. 

+ Đầu thế kỉ XXI, Mỹ bị suy giảm sức mạnh, các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên. 

=> Xu thế đa cực được hình thành. 

- Một số trung tâm quyền lực: 

+ Mỹ: cường quốc số một thế giới.

+ Trung Quốc: vươn lên mạnh mẽ trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. 

+ Liên minh châu Âu: tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ có ảnh hưởng lớn. 

+ Nhật Bản: duy trì địa vị cường quốc kinh tế. 

+ Liên bang Nga: phục hồi mạnh mẽ, là cường quốc hàng đầu về quân sự, khoa học, kĩ thuật.

+ Ấn Độ: vươn lên thành cường quốc kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật. 

- Nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực ngày càng phát triển: nhóm G7, nhóm G20, BRICS, ASEM, APEC...

=> Các quốc gia nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, vừa cạnh tranh vừa hợp tác để vươn lên.