Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Kinh tế:

 + Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và giàu có

 + Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.

- Xã hội:

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị, xã hội tương xứng. Họ đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa đương thời.

+ Giai cấp tư sản chủ trương khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp – La Mã trước đây;  đồng thời hình thành một nền văn hoá mới tiến bộ.

Hội chợ

2. Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng

- Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực, như văn học, nghệ  thuật, khoa học,... và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc sắc.

+ Văn học: có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, thơ nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia…

+ Nghệ thuật về hội hoạ, kiến trúc và điêu khắc tác phẩm như Nàng Mô-na Li-sa, bữa ăn tối cuối cùng…

Nàng Mô-na Li-sa

+ Kiến trúc, điêu khắc: nhiều công trình có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc ra đời, như: lâu đài Sam-bộ (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...

Lâu đài Sam-bô (Pháp)

+ Khoa học tự nhiên: lĩnh vực toán học, thiên văn học, tiêu biểu là Cô-péc-ních, Bru-nô và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.

3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân.

- Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu cũng như văn hoá nhân loại.