Bài 3. Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng

Nội dung lý thuyết

1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG

- Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.

- Tình trạng suy thoái tài nguyên rừng xảy ra khi hệ sinh thái rừng mất đi chức năng cung cấp:

+ Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ văn hóa - xã hội và môi trường cho con người và thiên nhiên.

1.1. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

a. Khai thác gỗ

- Khai thác gỗ từ rừng để phục vụ nhu cầu xây dựng, giao thông, đồ nội thất, nguyên liệu giấy sợi,…

- Ở Việt Nam, hoạt động khai thác gỗ với cường độ cao vượt quá khả năng tăng trưởng của rừng:

+ Làm cho nhiều khu vực rừng trở nên nghèo kiệt, khó có khả năng phục hồi.

- Hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp diễn ra tại nhiều vùng trên cả nước:

+ Thậm chí xảy ra trong cả các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

→ Làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng.

- Chỉ riêng trong năm 2010, số lượng gỗ khai thác trái phép bị tịch thu:

+ Hơn 1,3 triệu \(m^3\) gỗ tròn quý hiếm và 3,1 triệu \(m^3\) gỗ xẻ quý hiếm (Cục Kiểm lâm, 2011).

loading...
Khai thác gỗ

b. Khai thác củi

- Củi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng cơ bản cho:

+ Khoảng 2,4 tỉ người trên toàn thế giới hay 1/3 dân số thế giới (FAO, 2018).

- Nhiên liệu củi không chỉ được sử dụng để nấu ăn mà còn được sử dụng để sưởi ấm, sản xuất điện,...

- Khoảng 50% số rừng khai thác hàng năm từ các hệ sinh thái rừng trên thế giới (xấp xỉ 1,86 tỉ \(m^3\) gỗ) được sử dụng làm:

+ Nhiên liệu cho nấu ăn.

+ Sưởi ấm tại các hộ gia đình.

+ Các hoạt động sản xuất khác.

- Ở nước ta, chất phế phẩm từ việc đốt củi cũng là một trong những nguyên nhân làm:

+ Suy thoái nguồn tài nguyên rừng.

- Trước những năm 2000, khối lượng củi được khai thác hàng năm để sử dụng làm:

+ Chất đốt ở những khu vực nông thôn, miền núi rất lớn.

c. Khai thác trái phép, quá mức các loại lâm sản khác

- Săn bắn trái phép các loài động vật rừng hoang dã:

+ Phục vụ nhu cầu sinh sống, giải trí hoặc thương mại.

→ Đẩy nhiều loài động vật rừng đến nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên.

- Tình trạng khai thác tận diệt các cây thuốc quý để:

+ Phục vụ tiêu thụ tại chỗ, sản xuất thuốc nam.

+ Xuất khẩu trái phép qua biên giới.

→ Làm cho rất nhiều loài cây thuốc quý trở nên khan hiếm.

- Rất nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm ở nước ta đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

- Thu hái hoa quả, măng, láy nhựa,… quá mức cũng làm mất đi khả năng của các cây lâm sản:

+ Tái sinh.

+ Phục hồi tự nhiên.

→ Khiến chúng nhanh chóng bị suy thoái và cạn kiệt.

1.2. Phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp

- Vùng nhiệt đới là nơi có tốc độ suy giảm diện tích rừng lớn do:

+ Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp trên đất rừng.

- Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên:

+ Nhiều diện tích rừng bị chặt phá để lấy đất phục vụ cho trồng cây lương thực, thực phẩm.

- Trong giai đoạn từ năm 1980 đến đầu những năm 1990:

+ Việc mở rộng diện tích canh tác nương rẫy là nguyên nhân gây mất rừng ở Việt Nam.

+ Ước tính tổng diện tích rừng bị chặt, đốt để canh tác nương rẫy năm 1991 là 3,5 triệu ha.

1.3. Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản

- Ở Việt Nam, phá rừng để trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như:

+ Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,...

+ Một số loại cây ăn quả.

→ Là nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ở nước ta.

- Diện hình như khu vực Tây Nguyên:

+ Phần lớn diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2013 là do phá rừng để trồng cây công nghiệp.

loading...
Khai thác gỗ không hợp lí

1.4. Cháy rừng

- Cháy rừng là một trong những nguyên nhân gây mất rừng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới.

- Cháy rừng có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng:

+ Gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng.

+ Làm đất rừng thoái hóa.

- Ở Việt Nam, cháy rừng thường xảy ra vào mùa khô:

+ Ở những khu vực có diện tích lớn rừng trồng các loại cây dễ cháy như:

  • Rừng thông.

  • Rừng tre nứa.

  • Rừng bạch đàn.

  • Rừng khộp.

  • Rừng tràm.

  • Rừng phi lao.

  • Những khu rừng phục hồi.

- Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng thường do:

+ Đốt dọn thực bì.

+ Làm nương rẫy.

+ Săn bẫy động vật rừng,...

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020), trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018:

+ Nạn cháy rừng đã thiêu hủy gần 22 000 ha rừng của Việt Nam.

→ Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước.

loading...
Cháy rừng

1.5. Chăn thả gia súc

- Hoạt động chăn thả gia súc làm suy thoái tài nguyên rừng do:

+ Mở rộng diện tích đồng cỏ cho hoạt động chăn thả gia súc trên đất rừng.

- Bên cạnh đó, chăn thả gia súc tự do vào trong các hệ sinh thái rừng đã tàn phá rừng trên diện rộng.

- Hoạt động này ảnh hưởng nặng nề:

+ Đối với lớp cây tái sinh, đến cấu trúc đất.

+ Hoạt động của hệ vi sinh vật đất.

→ Ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể thực vật rừng.

- Ở Việt Nam, hoạt động chăn thả gia súc trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên vẫn diễn ra ở một số khu vực.

loading...
Chăn thả gia súc

1.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng đã làm nhiều diện tích rừng bị suy giảm, mất hoặc chia cắt sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài sinh vật rừng do:

+ Hình thành rào cản di cư của các loài.

+ Gây tác hại nghiêm trọng tới sự sống còn của các quần thể động vật hoang dã.

- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây suy thoái tài nguyên rừng như:

+ Chính sách về di cư, định cư.

+ Chính sách quản lí rừng.

+ Chính sách về đất đai,...

2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SUY THOÁI TÀI NGUYÊN RỪNG

Để khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên rừng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Bước 1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

+ Nhằm đánh giá được hiện trạng rừng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực vào rừng.

+ Bảo vệ diện tích rừng hiện có, cải tạo rừng tự nhiên, trồng mới rừng và trồng lại rừng.

- Bước 2. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng.

+ Đẩy nhanh giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất rừng đều có chủ.

+ Thu hồi rừng và đất rừng đối với:

  • Những chủ rừng sử dụng rừng và đất rừng không đúng mục đích.

  • Vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

loading...
Thu hồi rừng

- Bước 3. Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lí riêng.

+ Hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng cần:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy chế quản lí của từng loại rừng do mỗi loại có chức năng, mục đích sử dụng khác nhau.

loading...
Quản lí rừng

- Bước 4. Kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng.

+ Kiểm soát được tình trạng suy giảm số lượng và chất lượng loài động, thực vật rừng.

+ Đặc biệt những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

+ Bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài động, thực vật rừng, đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

- Bước 5. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương tới địa phương.

+ Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương về lâm nghiệp nhằm:

  • Nâng cao hiệu lực.

  • Hiệu quả quản lí nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

loading...
Thiết lập hệ thống cơ quan quản lí rừng

- Bước 6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ rừng.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bằng nhiều hình thức, phương tiện thông tin đại chúng nhằm:

  • Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác quản lí và bảo vệ rừng.

loading...
Bảo vệ rừng