Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

a) Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ

- Các biện pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch

+ Giảm xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên xe công cộng, xe đạp, đi bộ.

Người dân châu Âu sử dụng xe đạp để đi lại
Người dân châu Âu sử dụng xe đạp để đi lại

b) Bảo vệ môi trường nước

- Nguyên nhân: các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- Các biện pháp:

+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch,…)

+ Nâng cao ý thức người dân

2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học

- Tình trạng: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.

- Biện pháp:

+ Các nước châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

+ Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

- Thực trạng: ảnh hưởng liên tiếp các hiện tượng thờit tiết cực đoan như: nắng nóng gây cháy rừng ở các quốc gia Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu…

Cháy rừng ở châu Âu
Cháy rừng ở châu Âu

- Biện pháp: 

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng: có vai trò trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa, phát triển năng lương tái tạo thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, mặt trời..