Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. BẢN VẼ CHI TIẾT

1.1. Nội dung bản vẽ chi tiết

- Là bản vẽ kĩ thuật thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.

loading...
Bản vẽ chi tiết

✿ Nội dung của bản vẽ chi tiết:

- Các hình biểu diễn:

+ Hình chiếu.

+ Hình cắt.

→ Diễn tả hình dạng, cấu tạo của chi tiết.

- Kích thước:

+ Các kích thước xác định độ lớn của chi tiết.

- Các yêu cầu kĩ thuật:

+ Chỉ dẫn về gia công.

+ Xử lí bề mặt,...

- Khung tên:

+ Tên gọi chi tiết.

+ Vật liệu.

+ Tỉ lệ vẽ.

+ Họ tên của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ,...

1.2. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản

Đọc một bản vẽ chi tiết theo trình tự:

- Bước 1. Khung tên

+ Tên gọi chi tiết.

+ Vật liệu.

+ Tỉ lệ.

+ Đơn vị thiết kế.

- Bước 2. Hình biểu diễn

+ Tên gọi hình chiếu.

- Bước 3. Kích thước

+ Kích thước chung của chi tiết

+ Kích thước các thành phần của chi tiết.

- Bước 4. Yêu cầu kĩ thuật

+ Gia công.

+ Xử lí bề mặt.

loading...
Bản vẽ ống lót

2. BẢN VẼ LẮP

2.1. Nội dung bản vẽ lắp

- Diễn tả hình dạng và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy. 

- Làm tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.

loading...
Bản vẽ lắp

✿ Nội dung của bản vẽ lắp:

- Hình biểu diễn: 

+ Các hình chiếu diễn tả đầy đủ hình dạng, kết cấu.

+ Vị trí của các chi tiết lắp ráp.

- Kích thước: 

+ Kích thước chung toàn bộ sản phẩm.

+ Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết,...

- Bảng kê: 

+ Số thứ tự.

+ Tên gọi chi tiết.

+ Số lượng.

+ Vật liệu.

- Khung tên: 

+ Tên sản phẩm.

+ Tỉ lệ.

+ Kí hiệu bản vẽ.

+ Đơn vị thiết kế (chế tạo),...

2.2. Đọc bản vẽ lắp đơn giản

Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày:

- Bước 1. Khung tên

+ Tên gọi sản phẩm.

+ Tỉ lệ bản vẽ.

+ Đơn vị thiết kế.

- Bước 2. Bảng kê

+ Tên gọi chi tiết, số lượng và vật liệu của chi tiết.

- Bước 3. Hình biểu diễn

+ Tên gọi các hình chiếu.

- Bước 4. Kích thước

+ Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.

+ Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.

+ Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

- Bước 5. Phân tích các chi tiết

+ Vị trí của các chi tiết.

- Bước 6. Tổng hợp

+ Trình tự tháo lắp.

+ Công dụng của sản phẩm.

loading...
Bản vẽ lắp của bộ bản lề

3. BẢN VẼ NHÀ

3.1. Nội dung bản vẽ nhà

- Thể hiện hình dạng, kích thước, các bộ phận của ngôi nhà.

- Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật, được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.

loading...
Bản vẽ nhà ở

- Các hình biểu diễn của bản vẽ nhà gồm:

+ Mặt đứng: được dùng để biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.

loading...
Mặt đứng

+ Mặt bằng: được dùng đề diễn tả vị trí, kích thước các tường,...

loading...
Mặt bằng

+ Mặt cắt: biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

loading...
Mặt cắt

Trên bản vẽ nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước để vẽ các bộ phận của ngôi nhà.

Tên gọi

Kí hiệuTên gọiKí hiệu

1. Cửa đi đơn một cánh

loading...

4. Cửa sổ kép

loading...

2. Cửa đi đơn hai cánh

loading...

5. Cầu thang trên mặt cắt

loading...

3. Cửa sổ đơn

loading...

6. Cầu thang trên mặt bằng

loading...

3.2. Đọc bản vẽ nhà đơn giản

Trình tự đọc bản vẽ ngôi nhà:

- Bước 1. Khung tên

+ Tỉ lệ.

+ Tên gọi ngôi nhà.

+ Đơn vị thiết kế.

- Bước 2. Hình biểu diễn

+ Tên gọi các hình biểu diễn.

- Bước 3. Kích thước

+ Kích thước chung.

+ Kích thước từng bộ phận.

- Bước 4. Các bộ phận chính:

+ Số phòng.

+ Sổ cửa đi và cửa sổ.

+ Các bộ phận khác.