Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Câu 1: Cho các dung dịch AlCl3, NaAlO2, FeCl3 và các chất khí : NH3, CO2, HCl. Khi cho các dung dịch và các chất khí phản ứng với nhau từng đôi một thì số trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. 2.    B. 3.    C. 4. D. 6

Câu 2: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

A. a = b.    B. 0 < b < a.     C. b > a.     D. a = 2b.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.

B, Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,

C. Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.

D. Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Câu 4: Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,0325.    B 0,0650.    C. 0,0130.    D. 0,0800.

Câu 5: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a moi NaAlO2. Đồ thị nào sau đầy biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa tạo thành và số mol HCl thêm vào dung dịch ?

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Câu 6: Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là:

A. Li.    B. Na.     C K.    D. Rb.

Câu 7: Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 12,78.    B. 14,58    C. 25,58.    D. 17,58.

Câu 8: Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :

A. 51,43%,    B. 51,72%.    C. 75,00%.    D. 68,50%.

Câu 9: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là:

A. 0,54 gam      B. 0,27 gam

C. 1,62 gam      D. 0,81 gam

Câu 10: Cho 2 phương trình phản ứng sau:

(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?

A. Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit.

B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.

C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.

D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.

Câu 11: Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?

A. Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.

B. Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.

C. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong nước.

D. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3

X, Y, Z lần lượt có thể là

A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3

B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3

C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2

D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3

Câu 13: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:

A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.

B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.

C. xuất hiện kết tủa keo trắng.

D. không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 14: Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là ?

A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.

B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không khí.

C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.

D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.

Câu 15: Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là

A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch FeCl3.

 Câu 16Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây ?

A. HCl B. H2SO4 C. NaHSO4 D. NH3P

Câu 17 : Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đkc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 16,2g và 15g B. 10,8g và 20,4g

C. 6,4g và 24,8g D. 11,2g và 20g

BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Câu 1 Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hoá học để giải thích.

a) các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.

Câu 2: Viết phương trình hoá học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi

a) cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

b) cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

c) cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) sục từ từ khí đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

e) cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.

Câu 3 : Cho biết vai trò của Na3AlF6 trong quá trình sản xuất nhôm?
Câu 4: Cho 700ml dd KOH 1M vào 100ml dd AlCl3 0.2M. Sau pu lượng kết tủa thu được là:
Câu 5: Cho 7.8 gam hh Mg và Al tác dụng hết với dd HCl, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7gam, số mol HCl đã phản ứng là?
Câu 6: Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt là Al, Mg, Al2O3. Chọn 1 thuốc thử để phân biệt các chất rắn trên?

CÂU 8: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hh Al và Al2O3 trong dd NaOH dư thu được 6.72 lít khí đo ở đktc. Xác định % theo khối lượng của Al trong hh đầu?

CÂU 9: Cho 24,3g kim loại R (có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất) tác dụng với 5,04 lít O2 thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dd HCl dư thu được 1,8 lít H2 ( các thể tích khí đo ở đktc). Xác định kim loại R

CÂU 10: Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với ddHNO3 rất loãng chỉ thu được hh khí gồm 0,015 mol N2O và 0,1 mol NO. Tính khối lượng muối thu được.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Thảo Phương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (28 tháng 6 2021 lúc 9:38) 0 lượt thích

Khách