Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng
+ Thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch
Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến ( dẫn chứng)
- Nguyên nhân
+ Thực hiện đường lối đổi mới KT- XH một cách toàn diện, sâu sắc.
+ Tiến hành CNH-HDH đất nước.
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại trên thế giới và xu thế toàn cầu hoá.
-ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
1. Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
2. Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
3. Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
4. Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
5. Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
6. Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, xi măng, điện.
- Ở Nam Bộ: Hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: Tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu ,khí; thực phẩm, luyện kim, điện và T.p HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện và Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: Công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc, chủ yếu là điểm công nghiệp
- Khu vực TD-MN còn hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố trên, nhất là GTVT kém phát triển.
* Những vùng có giá trị công nghiệp lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCLàĐNB chiếm hơn ½ tổng GTSXCN.
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc
- Nguyên nhân: Nước ta đa dạng hóa thành phần kinh tế công nghiệp, có sự đầu tư của nước ngoài
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 4 2021 lúc 21:24) | 0 lượt thích |