Quan sát Hình 25.5 và cho biết:
a) Các con đường thất thoát năng lượng.
b) Việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái có ý nghĩa gì?
Quan sát Hình 25.5 và cho biết:
a) Các con đường thất thoát năng lượng.
b) Việc nghiên cứu hiệu suất sinh thái có ý nghĩa gì?
Quan sát Hình 25.6, đọc đoạn thông tin và cho biết việc xây dựng tháp sinh thái có ý nghĩa gì.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiXây dựng tháp sinh thái giúp xác định được mối quan hệ dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng trong quần xã sinh vật, sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Quan sát Hình 25.3, hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác chuỗi thức ăn:
Cây → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.
Cây → châu chấu → ếch → đại bàng.
Cây → châu chấu → thằn lằn → đại bàng.
Cây → chuột → rắn → đại bàng.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Quan sát Hình 25.4 và thực hiện:
a) Mô tả sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
b) Nêu đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng ánh sáng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận và chuyển hóa thành hóa năng trong hợp chất hữu cơ. Năng lượng hóa năng được truyền cho các sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường.
b) Đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát ra môi trường do đó:
- Năng lượng đi theo một chiều.
- Dòng năng lượng nhỏ dần.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Giả sử trong một góc của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, có các loài sinh vật sau: cây cỏ, ếch, kiến, diều hâu, chuột, châu chấu, rắn. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác chuỗi thức ăn có thể xác định gồm:
Cây cỏ → châu chấu → chuột → diều hâu.
Cây cỏ → châu chấu → chuột → rắn → diều hâu.
Cây cỏ → châu chấu → ếch → rắn → diều hâu.
Cây cỏ → kiến → ếch → rắn → diều hâu.
Cây cỏ → kiến → chuột → rắn → diều hâu.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Tiêu chí
Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái nhân tạo
Số lượng loài
Nhiều, đa dạng
Ít, kém đa dạng
Nguồn gốc vật chất và năng lượng
Sử dụng nguồn vật chất có sẵn trong tự nhiên, năng lượng chủ yếu là năng lượng mặt trời.
Không chỉ sử dụng nguồn vật chất, năng lượng của môi trường mà còn được con người bổ sung thêm từ các nguồn khác.
Ví dụ
Rừng nguyên sinh, thảo nguyên,…
Cánh đồng lúa, thành phố, bể cá cảnh.…
Hãy liệt kê ba hệ sinh thái ở địa phương em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHS tự liệt kê ê hệ sinh thái ở địa phương như: ao/hồ, vườn, rừng,…
Ví dụ: Ở Nha Trang có các hệ sinh thái như: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Hồ Tây được xem là một biểu tượng thiên nhiên, văn hoá điển hình và có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây là nơi cư trú của nhiều động vật và thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như tảo, chim sâm cầm, sen bách diệp,... Từ những thông tin trên, hãy cho biết tại sao hồ Tây được xem là một hệ sinh thái. Hệ sinh thái có những đặc trưng gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hồ Tây được xem là một hệ sinh thái vì hồ Tây là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định; bao gồm tổ hợp quần xã sinh vật và môi trường sống của nó, trong đó, sinh vật tương tác với nhau và tác động qua lại với môi trường sống tạo nên các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng.
- Đặc trưng của hệ sinh thái: Là một hệ mở và có khả năng tự điều chỉnh trong giới hạn sinh thái nhất định.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Quan sát Hình 25.1, gọi tên sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Từ các chuỗi thức ăn trong câu luyện tập (trang 163), hãy:
a) Viết lưới thức ăn.
b) Chỉ ra những loài là mắt xích chung.
c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Lưới thức ăn có thể là:
b) Những loài là mắt xích chung: Cây cỏ, kiến, chuột, rắn, diều hâu.
c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1: cây cỏ.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2: kiến, châu chấu.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3: ếch, chuột.
- Bậc dinh dưỡng cấp 4: diều hâu, rắn.
- Bậc dinh dưỡng cấp 5: diều hâu.
(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)