Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).
- Quan sát một vách đất lộ ra ở sườn đồi, người ta có thể phân biệt được các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo và các đặc điểm của chúng như vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn bở, khô hay ướt,...
- Chất khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất (gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau).
- Thành phần hữu cơ:
+ Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ, tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
+ Có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
- Trong đất còn có nước và không khí.
- Đất có tính chất quan trọng là độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là rất quan trọng.
- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.
+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ badan hoặc đá vôi thường có màu nâu hoặc đỏ, chứa nhiều chất làm thức ăn cho cây trồng → đất tốt cho nông nghiệp.
- Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa. Gây thuận lợi hoặc khó kăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
- Sinh vật: nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật để hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn.
- Địa hình: độ cao và độ dốc của địa hình ảnh hưởng tới độ dày và độ phì của tầng đất.
- Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành đất như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.
- Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dòn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.
- Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: châu Mĩ, châu Á, châu Âu.
+ Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu.
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.
1. Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất.
2. Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.
3. Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dòn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.