Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Khái niệm vi sinh vật

 

Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.

 

Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.

Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào.

Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng có đặc điểm chung là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

 

1. Các loại môi trường cơ bản Vi sinh vật cần khoảng 10 nguyên tố với hàm lượng lớn để tổng hợp nên cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic ...

 

1. Các loại môi trường cơ bản

Vi sinh vật cần khoảng 10 nguyên tố với hàm lượng lớn để tổng hợp nên cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic ...

Rất nhiều nguyên tố khác với hàm lượng ít nhưng lại cần thiết để hoạt hóa các enzim ... Trong tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng.

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia làm ba loại cơ bản : môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên), môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng) và môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học).

Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng đặc (có thạch) hoặc lỏng.

2. Các kiểu dinh dưỡng

Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu :

Hô hấp và lên men

 

Trong môi trường có ôxi phân tử, một số vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí. Còn khi môi trường không có ôxi phân tử, thì vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí.

 

Trong môi trường có ôxi phân tử, một số vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí.

Còn khi môi trường không có ôxi phân tử, thì vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí.

1. Hô hấp

Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng các hợp chất cacbohiđrat.

a) Hô hấp hiếu khí

Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền êlectron ở màng trong ti thể, còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là COvà H2O.

Ở vi khuẩn, khi phân giải một phân tử glucôzơ tế bào tích lũy được 38 ATP, tức là chiếm 40% năng lượng của phân tử glucôzơ.

Có một số vi sinh vật hiếu khí, khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ờ giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep. Như vậy, loại vi sinh vật này thực hiện hô hấp không hoàn toàn.

b) Hô hấp kị khí

Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền electron là một phân tử vô cơ không phải là ôxi phân tử.

Ví dụ chất nhận electron cuối cùng là NO3 trong hô hấp nitrat, là SO42- trong hô hấp sunphat.

2. Lên men

Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho electron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ, ví dụ : lên men rượu, lên men lactic ...

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Hoàng Thanh Thanh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (1 tháng 3 2022 lúc 12:05) 0 lượt thích
Nguyễn Thanh Hằng đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 1 2022 lúc 21:49) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Vân Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 11 2021 lúc 22:21) 0 lượt thích
Smile đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (23 tháng 11 2021 lúc 20:33) 0 lượt thích
ひまわり(In my personal... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (1 tháng 9 2021 lúc 16:22) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 8 2021 lúc 19:52) 0 lượt thích
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 8 2021 lúc 10:24) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 7 2021 lúc 21:45) 0 lượt thích
Nguyễn Trần Thành Đạt đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (18 tháng 4 2021 lúc 12:42) 0 lượt thích
phạm ngọc linh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (13 tháng 4 2021 lúc 20:27) 0 lượt thích

Khách