Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 gp

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC  HÓA KINH TẾ

 

I. Mức độ nhận biết

Câu 1: Tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là: (Biết)

A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.                       B. Tự do hóa thương mại.

C. Kinh tế chậm phát triển.                                       D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.

Câu 2: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế có mấy biểu hiện:(Biết)

A: 3                             B. 4                             C. 5                             D. 6

Câu 3: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:(Biết)

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.                            

B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.               

D. Các công ty quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 4: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:(Biết)

A. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.

C. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.

D. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

Câu 5. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập vào năm
A. 1991                  B. 1992                   C. 1993                  D. 1994
Câu 6. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
A. 1966                 B. 1967                     C. 1968                   D. 1969
Câu 7. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ được thành lập vào năm
A. 1991                 B. 1992                     C. 1993                 D. 1994

II. Mức độ thông hiểu

Câu 8: Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là
A. nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
B. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng
D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng
Câu 9: Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh
B. đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp
D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Câu 10:  Mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã vượt qua ranh giới các quốc gia,bất chấp sự khác biệt về chính trị đã thể hiện tinh thần:

A. Hợp tác                                                      B. Cạnh tranh

C. Hai bên cùng có lợi                                   D. Tất cả vì lợi nhuận riêng

Câu 11: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A.  quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt
B. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia  từ kinh tế đến văn hóa, khoa học

Câu 12: Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các tổ chức và các nước trong khu vực là: (Hiểu)

A.Các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh                                         

B. Các tổ chức liên kết hỗ trợ cho nhau.

C.Các tổ chức vừa liên kết vừa hợp tác cạnh tranh với nhau.          

D. Cạnh tranh, giúp đỡ, hợp tác với nhau.

Câu 13: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:(Hiểu)

A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới.

B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú.

C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.

D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước.

Câu 14: Khu vực tập trung nhiều người cao tuổi nhất thế giới hiện nay là:

A.Tây Âu.                    B.Bắc Mĩ.                   C.Tây Á.                      D.Châu Đại Dương.

Câu 15: Bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của:

A.Toàn nhân loại                                            B.Các nước phát triển.

C.Các tổ chức quốc tế.                                  D. Các quốc gia giàu có.

 

III. Vận dụng cấp thấp

Câu 16: Tổ chức có dân số đông nhất và GDP cao nhất là: (VD thấp)

            A. APEC                                             B.  MERCOSUR                   

C. EU                                                             D.  ASEAN

Câu 17: MERCOSUR và NAFTA là hai tổ chức liên kết kinh tế thuộc:(VD thấp)

A. Châu Âu                 B. Châu Á                   C. Châu Đại Dương               D. Châu Mĩ

Câu 18: NAFTA là tổ chức
A. Liên minh Châu Âu
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Chây Á – Thái Bình Dương
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 19: MERCÔSUR là tổ chức
A. Thị trường chung Nam Mỹ                       B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
C. Liên minh Châu Âu                                   D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Câu 20: APEC là tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ        B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu                                   D. Thị trường chung Nam Mỹ

Câu 21: EU là tổ chức
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu
D. Thị trường chung Nam Mỹ

Câu 22: Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có số dân đông nhất là
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
B. Liên minh Châu Âu
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Thị trường chung Nam Mỹ

Câu 23: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ tính đến tháng 6-2006 có số thành viên là
A. 3 quốc gia                                       B. 4 quốc gia
C. 5 quốc gia                                       D. 6 quốc gia
Câu 24: Tính đến tháng 1-2007, các nước vùng lãnh thổ là thành viên của Liên minh Châu Âu ( EU) là
A. 25                     B. 26                        C.27                       D.28

Câu 25:  Thành viên thứ 150 của WTO là:

A. Việt Nam                                                                              B. Campuchia

C. Trung Quốc                                                                           D. Liên Bang Nga

 Câu 26:  Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số lượng thành viên ít nhất là:

A. MERCOSUR                           B. ASEAN                           C. EU                                D. NAFTA

Câu 27:  Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào:

A. APEC                                       B. ASEAN                           C. EU                                D. NAFTA

Câu 28:  Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào:

A. EU và NAFTA                                                                       B. EU và ASEAN

C. NAFTA và APEC                                                                  D. APEC và ASEAN

 

Khách