Bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. PHÂN LOẠI VẬT NUÔI

1. Phân loại theo nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc, vật nuôi có thể được chia làm hai nhóm chính:

* Vật nuôi bản địa:

- Là những giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một địa phương hoặc khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

=> Chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và tập quán chăn nuôi của địa phương.

- Một số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam như:

+ Gà Đông Tảo, gà Hồ.

Công nghệ 11, gà Hồ Bắc Ninh
Gà Hồ, Bắc Ninh

+ Vịt cỏ.

Công nghệ 11, vịt cỏ
Vịt cỏ

+ Lợn Ba Xuyên, lợn Mường Khương, lợn Móng Cái,...

Công nghệ 11, lợn Ba Xuyên, Sóc Trăng
Lợn Ba Xuyên, Sóc Trăng

- Hoạt động chăn nuôi phải bảo đảm bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lí nguồn gene giống vật nuôi bản địa.

* Vật nuôi ngoại nhập (hay vật nuôi nhập nội):

- Là các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam qua các con đường, thời điểm khác nhau.

- Một số giống vật nuôi ngoại nhập như:

+ Trâu Murrah, bò Red Sindhi.

Công nghệ 11, bò Red Sindhi
Bò Red Sindhi

+ Dê Beetal, dê Boer.

Công nghệ 11, dê Boer
Dê Boer

+ Ngựa Cabardin, lợn Yorkshire, gà Hybro, gà Polymouth,...

Công nghệ 11, gà Polymouth
Gà Polymouth

2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học

Dựa vào đặc tính sinh vật học, vật nuôi có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như:

- Vật nuôi trên cạn và dưới nước.

- Gia súc và gia cầm.

- Vật nuôi đẻ con và đẻ trứng.

- Gia súc dạ dày 4 túi (gia súc nhai lại) và dạ dày đơn,...

3. Phân loại theo mục đích sử dụng 

Dựa vào mục đích sử dụng, vật nuôi có thể được chia thành rất nhiều nhóm như:

- Vật nuôi lấy thịt, trứng, sữa, lông, làm cảnh, sức kéo, xiếc, thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học,...

- Một số loại vật nuôi có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Công nghệ 11, giống chó nuôi làm cảnh
Giống chó nuôi làm cảnh
Công nghệ 11, chuột bạch nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học
Chuột bạch nuôi phục vụ nghiên cứu
khoa học

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM

1. Chăn thả tự do

Công nghệ 11, nuôi vịt theo phương thức chăn thả tự do
Nuôi vịt theo phương thức chăn thả tự do

- Chăn thả tự do là phương thức chăn nuôi mà vật nuôi được thả tự do đi lại, kiếm ăn, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp.

- Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.

2. Chăn nuôi công nghiệp

Công nghệ 11, chăn nuôi lợn thịt
Chăn nuôi lợn thịt

- Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo quy trình khép kín.

- Vật nuôi được nuôi theo mục đích như:

+ Nuôi gà chuyên lấy thịt hoặc trứng.

+ Nuôi bò chuyên lấy thịt hoặc sữa,...

=> Đây cũng là biểu hiện của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.

- Vị trí trang trại chăn nuôi công nghiệp thường đặt xa:

+ Khu dân cư.

+ Đường giao thông.

- Sản phẩm chính của phương thức chăn nuôi này là thịt, sữa và trứng cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao.

+ Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.

+ Hiệu quả kinh tế cao.

- Nhược điểm:

+ Cần đầu tư ban đầu lớn.

+ Có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3. Chăn nuôi bán công nghiệp

- Là chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp với chăn thả tự do.

- Vật nuôi được nuôi trong chuồng, cung cấp thức ăn đầy đủ kết hợp với chăn thả tự do để vật nuôi được:

+ Tự do vận động, gặm cỏ (trâu, bò).

Công nghệ 11, chăn nuôi bò bán công nghiệp
Chăn nuôi bò bán công nghiệp

+ Dũi đất (lợn), chạy nhảy, tắm nắng (gà), bơi lội tự do (vịt, ngan, ngỗng).

Công nghệ 11, chăn nuôi vịt bán công nghiệp
Chăn nuôi vịt bán công nghiệp

- Ngoài thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn, vật nuôi còn được bổ sung thức ăn tự nhiên.

=> Nhờ đó chất lượng sản phẩm chăn nuôi cao hơn, vật nuôi được đối xử tốt hơn.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1. Phát triển chăn nuôi bền vững

a. Khái niệm chăn nuôi bền vững

- Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi kinh tế, môi trường và xã hội.

- Phát triển chăn nuôi bền vững phải đảm bảo:

+ Sự tăng trưởng kinh tế ổn định.

+ Nâng cao đời sống cho người dân.

+ Giữ gìn được môi trường sinh thái và lợi ích của vật nuôi.

- Chăn nuôi bền vững: đảm bảo lợi ích cho tất cả đối tượng trong hệ thống để phát triển bền vững.

b. Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững

Chăn nuôi bền vững có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Vật nuôi được chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, tự do thể hiện tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm chất lượng cao, an toàn, giá hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Đảm bảo hài hoà về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

2. Chăn nuôi thông minh

a. Khái niệm

- Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm: 

+ Nâng cao hiệu quả quản lí.

+ Giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.

- Thiết bị và hệ thống giám sát giúp người chăn nuôi nhanh chóng nắm được tình hình toàn bộ trang trại.

- Từ đó có thể tính toán, lên kế hoạch chăm sóc phù hợp nhằm:

+ Nâng cao sản lượng.

+ Hiệu quả chăn nuôi.

b. Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi như:

+ Công nghệ cảm biến.

+ Trí tuệ nhân tạo.

+ Internet kết nối vạn vật, máy móc,...

- Lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín "từ trang trại đến bàn ăn":

+ Nghĩa là liên kết trang trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

+ Liên kết năm nhà như:

  • Nhà nước. 

  • Nhà nông. 

  • Nhà doanh nghiệp.

  • Nhà băng (ngân hàng).

  • Nhà khoa học.

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.