Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 2 : LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

1. Ví dụ về chương trình

2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

- Ngôn ngữ lập trình gồm: 

  • Bảng chữ cái
  • Ký hiệu và các phép toán
  • Các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định

3. Từ khóa và tên

- Từ khóa là những từ dành riêng, không được sử dụng ngoài mục đích ngôn ngữ lập trình quy định. Ví dụ: Program, uses crt, begin, end.

- Tên do người lập trình đặt và phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch.

- Tên trong chương trình được dùng để phân biệt và nhận biết. Tuy có thể đặt tên tùy ý, nhưng để dễ sử dụng nên đặt tên sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu.

- Tên hợp lệ trong ngôn ngữ lập trình Pascal không được bắt đầu bằng chữ số và không chứa dấu cách (kí tự trống). Do vậy chúng ta có thể đặt tên STamgiac để lưu kết quả tính diện tích hình tam giác, hoặc đặt tên ban_kinh nhập bán kính của hình tròn,...

4. Cấu trúc chung của chương trình

- Cấu trúc của chương trình gồm:

  • Phần khai báo: Thường gồm các câu lệnh dùng để:
    • Khai báo tên chương trình;
    • Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn cần sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.

  • Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình Pascal:

Bài 1. Làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Turbo Pascal.

a. Khởi động Turbo Pascal

- Có thể khởi động Turbo Pascal bằng một trong hai cách:

  • Cách 1: Nháy đúp chuột trên biểu tượng  trên màn hình nền (hoặc trong bảng chọn Start);
  • Cách 2: Nháy đúp chuột trên tên tệp Turbo.exe trong thư mục chứa tệp này (thường là thư mục TP hoặc thư mục con TP\BIN).

b. Nhận biết các thành phần trên màn hình Turbo Pascal

- Quan sát màn hình của Turbo Pascal:

- Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các phím mũi tên (\(\leftarrow\)\(\leftarrow\)) để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn.

- Nhấn phím Enter để mở một bảng chọn.

- Quan sát các lệnh trong từng bảng chọn:

- Mở các bảng chọn bằng cách khác: Nhấn tổ hợp phím Alt và phím tắt của bảng chọn (chữ màu đỏ ở tên bảng chọn, ví dụ phím tắt của bảng chọn File là F, bảng chọn Run là R,...).

- Sử dụng các phím mũi tên lên và xuống (­↑ và ↓) để di chuyển giữa các lệnh trong một bảng chọn.

- Nhấn tổ hợp phím Alt+X để thoát khỏi Turbo Pascal.

c. Soạn thảo chương trình

d. Biên dịch chương trình

- Để biên dịch chương trình nhấn tổ hợp phím Alt + F9;

e. (Thực thi) chạy chương trình

- Để thực thi một chương trình nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9;

f. Thoát khỏi Turbo Pascal

- Cách 1: Nháy đúp vào biểu tượng dấu x ở góc trên bên phải màn hình Turbo Pascal để thoát khỏi chương trình.

-Cách 2: Nhấn Alt+X để thoát khỏi Turbo Pascal.

LƯU Ý:

- Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường: begin, BeGin, hay BEGIN đều đúng.

- Các từ khoá của Pascal: program, begin, end.

- Lệnh kết thúc chương trình là end. (có dấu chấm), các câu lệnh sau lệnh này bị bỏ qua trong quá trình dịch chương trình.

- Mỗi câu lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;).

- Lệnh writeln in ra màn hình và đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo. Thông tin cần in ra có thể là văn bản, có thể là số,... và được phân tách bởi dấu phẩy.

- Lệnh write tương tự như writeln, nhưng không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.